1637211481_untitled-design-3

Điều cần biết, tác dụng và kết quả thử nghiệm lâm sàng của thuốc điều trị, ức chế và kháng virus Covid-19

Trước bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Y tế và các chuyên gia, một số loại thuốc kháng virus đang được thử nghiệm theo từng giai đoạn ở quy mô nhỏ đến lớn. Trong đó phải kể tới 1 số loại thuốc sau:

1. Molnupiravir 400mg

Phác đồ hướng dẫn thuốc chỉ định dùng cho bệnh nhân nhẹ, chống chỉ định với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch có thai.
Thuốc Molnupiravir do hãng dược phẩm Mỹ Merck và công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, dùng điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình. Thuốc viên molnupiravir có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ nhập viện và tử vong vì Covid-19, sau khi phân tích thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 775 bệnh nhân.
Molnupiravir đang thử nghiệm giai đoạn tại Việt Nam, đồng thời được Bộ Y tế đưa vào túi thuốc điều trị F0 tại nhà triệu chứng nhẹ. Kết quả thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3 được Hội đồng Đạo đức y sinh học đánh giá thuốc “an toàn và hiệu quả” làm giảm tải lượng virus, góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và tử vong.
Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%; tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

2. Favipiravir 200mg

Favipiravir (Avigan): Là chất tương tự nucleotide gắn với RpRd của virus, gây ức chế sự phiên mã RNA
Favipiravir giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng ở ngày thứ 7 (RR = 1,24) và 14 (RR = 1,10) nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,108).
Favipiravir có trong khuyến cáo của Thái Lan, Nga
Thuốc dùng cho bệnh nhân nhẹ, chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch có thai, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người suy gan, suy thận nặng.
Về liều dùng, ngày đầu uống 2 lần, mỗi lần 1.600 mg; các ngày sau mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 600mg. Thời gian điều trị 7-14 ngày. Bệnh nhân dùng thuốc chú ý ít nhất hai ngày đầu do có thể gây rối loạn tâm thần. Người tiền sử gout càng cần chú ý theo dõi sức khỏe khi dùng thuốc vì có thể tăng acid uric và làm nặng thêm bệnh.
Favipiravir do hãng Fujifilm sản xuất, được Nhật Bản phê duyệt vào năm 2014 để điều trị bệnh cúm. Thuốc có cơ chế hoạt động tương tự remdesivir, ngăn chặn quá trình nhân lên của nCoV, loại bỏ virus khỏi đường thở. Hiện favipiravir được sử dụng tại một số nước như Nhật Bản, Nga, Thái Lan…
Theo Bộ Y tế, loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện. Thuốc giúp sớm loại bỏ virus để hạn chế lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.

3. Remdesivir

Remdersivir chưa chứng minh được tác dụng cỉa thiện tiên lượng.
Từ 10/2020, FDA phê duyệt Remdesivir để điều trị COVID-19 cho người lớn và trẻ em > 12 tuổi cần nhập viện
– Thông tin chung:
Remdersivir: Là chất tương tự nucleotide gắn với RpRd của virus, gây ức chế sự phiên mã RNA.
+ Ở nhóm bệnh nhân nhẹ:
Remdesivir không hoặc rất ít giúp cải thiện tỷ lệ tử vong (4 NC, 7142 BN)
Remdesivir không rõ hoặc rất ít giúp cải thiện tỷ lệ phải thở máy (2 NC, 1298 BN), thở oxy (3 NC, 1691 BN).
+ Ở bệnh nhân thở oxy:
Remdersivir giúp giảm tỷ lệ tử vong (OR 0,30; CI 95%, 0,14–0,64)
+ Ở bệnh nhân thở HFNC, thở máy, ECMO
Thuốc chỉ định đối với bệnh nhân nội trú khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở oxy lưu lượng dòng cao (HFNC), hoặc thở máy không xâm nhập. Thuốc này được Bộ Y tế khuyến cáo phối hợp với thuốc corticoid (ưu tiên dexamethason).
Nhóm bệnh nhân được dùng Remdersivir là người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, người béo phì (BMI > 25). Thuốc không sử dụng cho người bệnh Covid-19 cần thở máy xâm nhập, can thiệp ECMO. Các trường hợp đã được điều trị bằng remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng cho đủ liệu trình.
– Quá trình thử nghiệm:
Sau một khoảng thời gian đưa thuốc Remdesivir vào điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh và một số địa phương, Bộ Y tế đang tổng hợp kết quả để đánh giá hiệu quả của thuốc. Hiện chưa có dữ liệu cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, “cơ bản thuốc đã góp phần điều trị giảm được nồng độ virus và giảm được tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19”.
Thuốc do Gilead Sciences sản xuất, ban đầu được thử nghiệm để điều trị Ebola và viêm gan C nhưng không thành công. Trong dịch Covid-19, các nhà khoa học phát hiện nó có thể ngăn nCoV sinh sôi trong tế bào. Thử nghiệm lớn sau đó cho thấy Remdesivir giúp giảm thời gian hồi phục của người bệnh từ 15 ngày xuống còn 11 ngày.
Remdesivir được FDA phê duyệt khẩn cấp tháng 10-2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Remdesivir có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng.
Thời gian qua, Bộ Y tế luôn tiếp cận các phương pháp điều trị mới trên thế giới và liên tục cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19. Ngoài các thuốc kháng virus, Việt Nam đang dùng các thuốc kháng viêm, corticoid, thuốc kháng đông… để điều trị bệnh nhân Covid-19.
Theo các chuyên gia y tế, Covid-19 được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A, do đó người mắc Covid-19 (F0) khi điều trị đều được ngân sách nhà nước chi trả 100% (nếu không có bệnh nền kèm theo). Trường hợp có bệnh lý nền, bảo hiểm y tế sẽ chi trả theo quy định (nếu tham gia bảo hiểm y tế), người bệnh đồng chi trả một phần chi phí không quá lớn (khoảng 20% trong tổng số chi phí bảo hiểm y tế).
Trong đợt dịch thứ 4, tính đến 17 giờ ngày 7-10, Việt Nam ghi nhận 822.238 ca, trong đó có 753.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh). Đợt dịch này cũng ghi nhận hơn 20.223 bệnh nhân Covid-19 tử vong, chiếm 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

4. Umifenovir (Arbidol)

Umifenovir (Arbidol): Ức chế virus xâm nhập tế bào
Cải thiện thời gian mang virus và hình ảnh CT phổi (NC rất nhỏ)
Không rõ cải thiện về độ nặng và tử vong

Được đề cập đến trong khuyên cáo của Nga
Với những kết quả lâm sàng không đồng nhất, hiện WHO, Mỹ và các nước châu Âu chưa cấp phép sử dụng Arbidol để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Gần đây, thuốc Arbidol được nhiều người tìm mua, đặc biệt ở TP.HCM, với mục đích điều trị Covid-19.
Arbidol là thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị bệnh cảm cúm ở Nga và Trung Quốc. Thành phần hóa học chính tạo ra tác dụng của Arbidol là Umifenovir, một chất thuộc nhóm axit indolyl carboxylic.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng không thống nhất
Umifenovir là thuốc kháng virus phổ rộng (kháng sinh có tác dụng rộng lớn lên nhiều loài vi khuẩn cả gram âm và gram dương) đã được phê duyệt như một chất ức chế hợp nhất màng ở Nga và Trung Quốc để dự phòng, điều trị bệnh cúm mùa. Umifenovir có thể tương tác với các thành phần protein hoặc lipid của virus. Chúng cũng có thể cản trở giai đoạn khác nhau của vòng đời virus.
Trong ống nghiệm, thuốc Arbidol thể hiện hoạt tính kháng virus đối với một số virus đường hô hấp ở người, cụ thể là virus cúm A, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus, coxsackievirus-B3 và adenovirus.
Việc ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 khi điều trị bằng Umifenovir cũng đã được chứng minh trong ống nghiệm. Ngoài ra, vì SARS-CoV-2 cũng là một loại virus có vỏ ngoài bao bọc nên việc sử dụng Umifenovir trong điều trị Covid-19 đã được thử nghiệm lâm sàng trên nhiều nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả của các thử nghiệm lâm sàng trên không thống nhất.
Ngoài Nga, Umifenovir cũng đã được phê duyệt ở Trung Quốc một thời gian và hoạt chất này được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 từ giai đoạn đầu bùng phát dịch.
Các hướng dẫn của Trung Quốc trong năm 2020 đã khuyến nghị dùng Umifenovir để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Thuốc có thể ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 ở nồng độ thấp.
Trong một nghiên cứu hồi cứu nhỏ và không kiểm soát ở các trường hợp Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình tại Trung Quốc, 16 bệnh nhân được điều trị bằng Umifenovir kết hợp với Lopinavir được so sánh với 17 người bệnh chỉ dùng Lopinavir từ 5 đến 21 ngày.
Vào ngày thứ 7 trong nhóm phối hợp, bệnh phẩm mũi họng SARS-CoV-2 âm tính ở 75%, so với 35% tại đơn trị liệu Lopinavir. Ngày thứ 14, kết quả âm tính ở nhóm có sử dụng Umifenovir là 94% so với 53% của nhóm điều trị đơn liều Lopinavir. Chụp CT ngực đã cho kết quả cải thiện tương ứng là 69% so với 29%.
Tuy nhiên, một lời giải thích rõ ràng cho kết quả rất tích cực này không được cung cấp. Không có sự khác biệt đáng kể về ảnh hưởng của tải lượng virus, các triệu chứng lâm sàng và chức năng phổi. Sự kết hợp đã không tạo ra kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.
Một nghiên cứu hồi cứu khác trên 45 bệnh nhân ở Jinyintan, Trung Quốc không cho thấy bất kỳ lợi ích lâm sàng nào. Một nghiên cứu khác với 81 bệnh nhân Covid-19 cũng đã được tiến hành. Trong đó, 45 người được điều trị bằng Umifenovir và 36 người nhóm đối chứng (điều trị bằng phác đồ thông thường).
Kết quả, 33 người trong số 45 (73%) bệnh nhân trong nhóm Umifenovir xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày sau khi nhập viện. Con số này là 28/36 người (78%) ở nhóm đối chứng. Thời gian trung bình từ khi bắt đầu các triệu chứng đến khi SARS-CoV-2 chuyển sang âm tính là 18 ngày ở nhóm Umifenovir và 16 ngày ở nhóm đối chứng.
Bệnh nhân trong nhóm Umifenovir có thời gian nằm viện trung bình là 13 ngày, lâu hơn bệnh nhân trong nhóm đối chứng, trung bình là 11 ngày. Không có trường hợp tử vong hoặc phản ứng phụ nghiêm trọng nào được tìm thấy ở cả hai nhóm.
Ở các nghiên cứu khác, trong đó, Umifenovir được kết hợp sử dụng với loại thuốc chống virus như Lopinavir và Ritonavir cũng không có sự khác biệt đáng kể về ảnh hưởng của tải lượng virus, các triệu chứng lâm sàng và chức năng phổi. Chúng ta không có bằng chứng thể hiện tác dụng tích cực của thuốc Umifenovir trong quá trình điều trị Covid-19 trong các nghiên cứu này.

Chưa được cấp phép ở Việt Nam
Những kết quả lâm sàng không đồng nhất nên hiện WHO, Mỹ và các nước châu Âu chưa cấp phép sử dụng Umifenovir để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Để được cấp phép, các bằng chứng lâm
sàng cần thuyết phục hơn và đã có sự cấp phép của cơ quan quản lý dược. Hiện tại, chỉ có Nga và Trung Quốc cấp phép cho sử dụng Umifenovir để điều trị Covid-19.
Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa cấp phép cho Umifenovir. Hiện nước ta chỉ có thuốc Remdesivir thuộc nhóm kháng virus được cấp phép trong điều trị bệnh nhân gặp biến chứng nặng của Covid-19, Molnupiravir (chỉ định trong phác đồ chữa Covid-19 tại nhà).
Vì những kết quả còn chưa được rõ ràng, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng Umifenovir để tránh tương tác thuốc và các tác dụng phụ không cần thiết nếu dùng sai liều lượng.

Ngoài ra, hãng dược Mỹ Pfizer thông báo sẽ cho phép các nhà sản xuất thuốc generic cung cấp thuốc chống COVID-19 của hãng này cho 95 quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Để phục vụ cho quá trình xét nghiệm Covid -19, TSI Hà Nội cũng cung cấp một số vật tư tiêu hao vô trùng y tế, test kit phù hợp theo link:
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội
Hotline: 024.3943.4753 – 024.3943.4752 – 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Website: https://tsivn.com.vn/

Tags: No tags

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *