Metronidazol là một kháng sinh có phổ hoạt tính rộng, là thành phần hoạt chất có trong một số biệt dược thông dụng như Flagyl®, Rodogyl®, đặc biệt tác dụng mạnh trên động vật nguyên sinh như amip. Tuy nhiên thuốc có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ khi dùng liều cao và kéo dài. Do đó khi dùng thuốc cần thận trọng với tác dụng phụ của thuốc.
1. Thông tin về bệnh amip:
Bệnh amip là gì?
Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (như gan, não, …).
Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng có tới 90% người nhiễm bệnh mà không có triệu chứng đặc trưng.
Đây là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do kén amip lây qua thức ăn, nước uống và xâm nhập cơ thể người qua tiêu hóa. Đặc biệt là ở các nước nhiệt đới, có thói quen ăn uống thức ăn sống (gỏi, rau sống) mà nguồn thực phẩm không đảm bảo thì có thể gây thành dịch.
Kén amip qua thức ăn, nước uống… xâm nhập vào cơ thể người. Khi tới dạ dày, do tác dụng của dịch vị dạ dày, vỏ kén bị phá vỡ và 4 nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ sau đó di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng là nơi giàu chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp và có nhiều vi khuẩn cộng sinh.
Amip nhỏ thường không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài. Đây là nguy cơ lây lan amip cho người khác. Khi thành ruột bị tổn thương (do vi khuẩn khác hoặc chấn thương), amip nhỏ tấn công vào thành ruột, sinh sản tại đó và tiết ra các men tiêu protein dẫn đến hoại tử tế bào niêm mạc ruột…
Khi các vết loét gây tổn thương mạch máu thành ruột, amip có thể thâm nhập vào máu và theo dòng máu đi khắp cơ thể gây tổn thương các cơ quan khác ngoài ruột như gan, phổi, não… và có thể tạo thành các ổ áp xe, rất nguy hiểm.
Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.
Nguồn bệnh:
– Người bệnh (cả thể cấp tính và mạn tính) và người lành mang trùng thải kén amip theo phân gây ô nhiễm thực phẩm và nước uống.
– Một số động vật như khỉ, chó, mèo, chuột, … có thể bị bệnh nhưng không thải kén ra ngoài do vậy không phải là nguồn bệnh.
Triệu chứng bệnh Do amip
– Thời gian ủ bệnh: có thể kéo dài từ 1-2 tuần cho đến 3 tháng. Bệnh khởi phát có thể từ từ hoặc cấp tính.
– Người bệnh ban đầu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau bụng, … thường không sốt hoặc sốt nhẹ.
– Thời kỳ toàn phát, bệnh biểu hiện với 3 triệu chứng chủ yếu là:
+ Đau quặn bụng
+ Mót rặn, đi ngoài “giả” (bệnh nhân mót rặn, buồn đi đại tiện nhưng lại không có phân)
+ Đi tiêu nhiều lần, phân nhầy lẫn máu
2. Dùng metronidazol trị bệnh amip như thế nào?
Phổ tác dụng và chỉ định
Metronidazol có tác dụng diệt khuẩn tốt trên các vi khuẩn kỵ khí (sinh trưởng trong môi trường không có oxy). Các vi khuẩn kị khí có mặt ở nhiều vị trí trong cơ thể người, trong đó tập trung nhiều tại khoang miệng, ống tiêu hoá,…
Ngoài ra, metronidazol cũng thể hiện tác dụng trên một số vi sinh vật nguyên sinh như trùng roi âm đạo (T. vaginalis), lỵ amip (E. histolytica), Giardia lamblia,…
Do đó, kháng sinh metronidazol thường được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn với tác nhân gây bệnh có thể từ vi khuẩn kị khí hoặc nguyên sinh bào như nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa,…
Metronidazol còn tác dụng trên vi khuẩn Helicobacter pylori – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng; bởi vậy có thể được là 1 lựa chọn trong phác đồ phối hợp tiệt trừ vi khuẩn HP.
Do thuốc có thể được sử dụng cho khá nhiều trường hợp nhiễm khuẩn, liều sử dụng hàng ngày của metronidazol cũng khá đa dạng, thay đổi tùy theo chỉ định.
Biệt dược chứa metronidazol và dạng bào chế
Đường tiêm truyền tĩnh mạch: Moretel® 500 mg,…
Đường uống: Flagyl® 250 mg, Rodogyl® (Spiramicin 750.000 UI + Metronidazol 125 mg), …
Đường đặt âm đạo: Neo Tergynan® (Metronidazol + Neomycin + Nystatin), …
Gel bôi nha khoa: Metrogyl Denta® (Metronidazol + Chlorhexidin),…
Lưu ý khi sử dụng metronidazol
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai do metronidazol có thể qua được hàng rào nhau thai. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể được sử dụng nếu có chỉ định phù hợp của bác sĩ điều trị.
Phụ nữ cho con bú: nồng độ metronidazol có trong sữa mẹ ở mức tương đương với nồng độ thuốc trong máu sau khi sử dụng thuốc đường toàn thân (uống, tiêm truyền). Để hạn chế lượng metronidazol trẻ bú mẹ có thể bị phơi nhiễm, không nên cho trẻ bú trong thời gian mẹ dùng thuốc. Sau khi liều metronidazole cuối cùng được sử dụng 24 giờ, có thể cho trẻ bú lại.
Tác dụng phụ thường gặp của metronidazol chủ yếu trên đường tiêu hoá: buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hoá,… Miệng có vị kim loại cũng là một triệu chứng khá phổ biến. Người bệnh có thể uống thuốc sau khi ăn để hạn chế các tác dụng không mong muốn kể trên tại đường tiêu hoá.
Không sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu) trong thời gian sử dụng metronidazol do nguy cơ gặp phải phản ứng nghiêm trọng kiểu disulfiram, có thể gây tử vong. Triệu chứng thường gặp của phản ứng kiểu disulfiram bao gồm nóng bừng mặt, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn,…
Nước tiểu của bệnh nhân sử dụng metronidazol có thể có màu nâu đỏ đậm. Hiện tượng này là bình thường và sẽ biến mất khi dừng thuốc.
Nhiễm amip ngoài tiêu hóa thường khó chẩn đoán hơn. Xét nghiệm phân thường âm tính và khôi phục amip thể hoạt động từ hút mủ ít được thực hiện. Nếu nghi ngờ áp xe gan amip nên sử dụng siêu âm, CT và MRI để chẩn đoán. Các kỹ thuật này có độ nhạy tương tự; tuy nhiên, không có kỹ thuật nào có thể phân biệt được chắc chắn áp xe gan do amip với áp xe gan do vi khuẩn sinh mủ khác.
Để phục vụ cho xét nghiệm và chẩn đoán y tế, TSI Hà Nội cũng cung cấp một số thiết bị & vật tư xét nghiệm bao gồm: máy xét nghiệm tự động, ống lưu mẫu nhiều dung tích,…
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội
Hotline: 024.3943.4753 – 024.3943.4752 – 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Website: https://tsivn.com.vn/