1638500786_xet-nghiem-covid19

Cách lấy mẫu xét nghiệm Covid – 19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Đại dịch Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp và đang có nguy cơ lây lan ngoài cộng đồng rất mạnh. Ngay lúc này, việc xét nghiệm để phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh là điều cấp thiết. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

1. Đối tượng lấy mẫu xét nghiệm

Người xuất hiện một trong các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, khó thở, viêm phổi, đồng thời có một trong các yếu tố dịch tễ sau:

– Người đã từng đến/ đi qua /ở/về từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc Covid-19 lây truyền nội địa, theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

– Đã từng đến/đi qua/ở/về từ vùng dịch tại Việt Nam trong vòng 14 ngày trước khi bệnh khởi phát. Ổ dịch ở đây có thể hiểu là một nơi ghi nhận 01 ca bệnh xác định trở lên.

– Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm trong 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.

Khi có thông báo của Bộ Y Tế về việc thực hiện cách ly, nếu bạn là đối tượng trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm.

2. Các nguyên tắc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm

Người tiến hành lấy mẫu

Người tiến hành lấy mẫu, bảo quản, đóng gói, vận chuyển bệnh phẩm phải là nhân viên y tế đã được đào tạo, có kỹ năng thực hành thành thạo các hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm.

Yêu cầu về dụng cụ

Dụng cụ được dùng để lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm chỉ nên sử dụng một lần và tiêu hủy ngay sau khi sử dụng. Nếu tái sử dụng, dụng cụ phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định, phải có bồn xử lý riêng để tránh lây nhiễm sang các dụng cụ của người bệnh khác. Dụng cụ dùng riêng cho mỗi người bệnh phải được thu gom và xử lý riêng.

3. Chuẩn bị các phương tiện trước khi lấy mẫu

Trước khi thực hiện cách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cần phải chuẩn bị những phương tiện dưới đây:

Phương tiện phòng hộ cá nhân: quần áo bảo hộ, kính hoặc tấm kính trong suốt che mặt, khầu trang, gang tay y tế, ủng cao su hoặc giày chống thấm cổ cao, dung dịch vệ sinh chứa cồn hoặc xà phòng.

Một số vật tư phục vụ xét nghiệm Covid-19

Dụng cụ lấy bệnh phẩm

– Ống môi trường vận chuyển virus, ống lưu mẫu, ống lấy nước bọt xét nghiệm Covid-19.
– Đè lưỡi.
a) Dụng cụ để lấy bệnh phẩm máu:
– Dây garo, bông, cồn.
– Bơm tiêm vô trùng 10ml.
– Type lấy máu bên trong có chứa chất chống đông.
b) Dụng cụ để lấy bệnh phẩm hô hấp:
– Tăm bông cán mềm, tăm bông cán cứng và cốc nhựa đều được vô trùng.
– Nước muối sinh lý.
– Dụng cụ y tế.
c) Dụng cụ để đóng gói, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm:
– Túi nilon, hộp nhựa có nắp vặn kín để đóng gói bệnh phẩm.
– Bình lạnh để bảo quản mẫu bệnh phẩm.
– Thùng vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
– Băng gạc có tẩm chất sát trùng để xử lý khi bệnh phẩm bị tràn ra ngoài.

4. Cách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Trước khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc, cách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị
Nhân viên y tế trước khi tiến hành lấy mẫu cần mặc phương tiện phòng hộ cá nhân đúng cách, phải đeo khẩu trang N95 và mang hai lớp găng tay.

Bước 2: Lấy mẫu
Tiến hành lấy các bệnh phẩm bao gồm:
– Lấy 1 mẫu máu 3 – 5 ml, có chất chống đông EDTA: Dùng một kim tiêm vô trùng lấy 3 – 5ml máu tĩnh mạch rồi đưa vào type có chất chống đông EDTA và bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong vòng 24 giờ.
– 1 mẫu dịch: 1 que lấy mẫu dịch đường hô hấp trên, 1 que lấy mẫu dịch đường hô hấp dưới.
Bệnh phẩm đường hô hấp trên:
– Dịch tỵ hầu: Dùng tăm bông cán mềm vô trùng đưa nhẹ vào 1/2 cánh mũi đến dái tai cùng phía. Giữ tăm bông tại chỗ trong vòng 5 giây rồi xoay tròn từ từ sau đó rút tăm ra đặt vào ống đựng bệnh phẩm chứa môi trường vận chuyển.
– Dịch họng: Dùng dụng cụ y tế đè lưỡi bệnh nhân, lấy tăm bông khoe và miết vào sâu bên trong vùng họng để lấy dịch. Cất giữ que tăm bông vào ống vận chuyển để bảo quản.
– Dịch súc họng: Cho người bệnh súc họng với 10ml nước muối sinh lý và thu dịch súc họng đó.
Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
– Đờm.
– Dịch nội khí quản: Đặt một ống hút dịch theo đường nội khí quản và dùng tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt thì thu được dịch nội khí quản. Sau đó bỏ dịch này vào ống chứa môi trường bảo quản virus.
– Tổ chức phổi, phế quản và phế nang.
Hai que mẫu dịch để chung với nhau trong một ống môi trường vận chuyển virus được phát sẵn.
* Lưu ý: Sau khi đã lấy mẫu bệnh phẩm thì cần ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của người bệnh, loại bệnh phẩm và ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm.

Bước 3: Bảo quản
Bệnh phẩm sau khi thu thập được cần chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất:

– Bệnh phẩm được bảo quản tại 2 – 8 độ C nếu vận chuyển đến phòng xét nghiệm không quá 48 giờ sau khi thu thập.

– Nếu bệnh phẩm vận chuyển đến phòng xét nghiệm chậm hơn 48 giờ sau khi thu thập thì nên bảo quản ở nhiệt độ -7 độ C.

– Bệnh phẩm máu toàn phần có thể bảo quản tại 2 – 8 độ C trong 5 ngày.

Bước 4: Đóng gói và vận chuyển
– Bệnh phẩm phải được gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ đảm bảo an toàn sinh học, tuân theo quy định của tổ chức Y tế thế giới.
– Thùng vận chuyển bệnh phẩm phải chắc chắn, có nắp đậy kín và có khả năng giữ nhiệt.

Việc sử dụng các phương pháp xét nghiệm chuyên biệt để phát hiện và sàng lọc các nghi ngờ phơi nhiễm là phương án phòng tránh và khắc phục dịch hiệu quả. Tuy nhiên, cách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cần thực hiện đúng quy trình, trên những dụng cụ đảm bảo yêu cầu để đảm bảo kết quả thu được chính xác.

Luôn đồng hành trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. TSI Hà Nội cung cấp các thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ trong quá trình xét nghiệm Covid-19 cũng như việc nghiên cứu virus corona đáp ứng yêu cầu khắt khe về độ chính xác và an toàn cao.
Vui lòng tham khảo tại đây.

Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội
Hotline: 024.3943.4753 – 024.3943.4752 – 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Website: https://tsivn.com.vn/
Nguồn tham khảo: https://medlatec.vn/

Tags: No tags