Đại dịch COVID – 19 xuất hiện từ cuối năm 2019 – đầu năm 2020. Trải qua thời gian gần ba năm, tình hình dịch bệnh COVID – 19 đã dần được kiểm soát, số lượng bệnh nhân mắc và tỉ lệ bệnh nhân chuyển biến nặng hay tử vong cũng đã giảm đáng kẻ. Để có được kết qảu đó là sự nỗ lực và đồng lòng của tất cả chúng ta. Trong đó, bước ngoặt quan trọng phải kể đến là sự ra đời của vắc xin chống COVID – 19. Vắc xin đóng vai trò to lớn không chỉ trong đại dịch COVID – 19 mà còn giúp phòng và chống lại nhiều bệnh lây nhiễm, ra đời đời từ rất lâu trước đây. Vậy vắc xin là gì và cơ chế hoạt động của vắc xin ra sao và vắc xin bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 8oC có chuẩn không, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này
Vắc xin là gì?
Vắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt, có chứa kháng nguyên dùng để kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc biệt chủ động, giúp chống lại một số mầm bệnh cụ thể, bảo vệ cơ thể.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể
Tác nhân gây bệnh hay còn gọi là mầm bệnh, có thể là vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta, chúng tấn công, sinh sôi và phát triển trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích hoạt động chống lại các mầm bệnh. Cơ thể sẽ mất một vài ngày hoặc một vài tuần để tạo và sử dụng tất cả các “công cụ” cần thiết nhằm chống lại mầm bệnh. Sau khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch còn ghi nhớ quá trình đáp ứng miễn dịch vừa trải qua và có thể “áp dụng” nhanh chóng nếu gặp lại mầm bệnh trong tương lai.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm nhiều tế bào tạo thành hàng rào miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh theo nhiều cách khác nhau. Một số thành phần quan trọng tiêu biểu trong hệ thống miễn dịch bao gồm:
- Đại thực bào là các tế bào máu hấp thụ và tiêu hóa các mầm bệnh, các tế bào sắp già yếu hoặc các tế bào đã chết. Các đại thực bào để lại các phần của mầm bệnh xâm nhập còn được gọi là “kháng nguyên”. Cơ thể xác định các kháng nguyên là “vật lạ”, tác nhân nguy hiểm và kích thích tạo kháng nguyên để tấn công chúng.
- Tế bào Lympho B tạo ra các kháng thể tấn công các mảnh của mầm bệnh mà đại thực bào để lại.
- Tế bào Lympho T được phân ra nhiều loại đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công các tế bào đã bị nhiễm bệnh, hỗ trợ hệ miễn dịch, lưu giữ và cài các “tế bào nhớ” nhanh chóng hành động khi cơ thể gặp lại kháng nguyên tương tự.
Cơ chế hoạt động của vắc xin
Cơ chế hoạt động chung của vắc xin là “bắt chước” mầm bệnh tự nhiên, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể người nhận tạo kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh, ghi nhớ đáp ứng miễn dịch và có thể tấn công lại mầm bệnh nếu cơ thể bị nhiễm lại trong tương lai. Đối với từng vắc xin cụ thể sẽ có cơ chế hoạt động tương ứng.
Vắc xin sống giảm độc lực được hiểu đơn giản là phiên bản được làm suy yếu của mầm bệnh tự nhiên, sử dụng nguyên tế bào vi khuẩn (vi rút) đã được làm yếu đi, nhưng vẫn có thể phát triển và nhân lên trong cơ thể người nhận, mà không có khả năng gây bệnh. Do đó, vắc xin giảm độc lực có thể kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như khi tiếp xúc với mầm bệnh hoang dã, nhưng không gây bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, vắc xin không phù hợp với những người có hệ miễn dịch kém, hoặc đang mắc các bệnh nặng. [1]
Vắc xin bất hoạt chứa virus gây bệnh hoặc các bộ phận của virus nhưng vật chất di truyền của chúng đã bị phá hủy, nên không thể nhiễm vào tế bào và tái tạo, nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì thế, vắc xin bất hoạt được xem là an toàn và ổn định hơn vắc xin sống giảm độc lực và chúng có teher dùng cho những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc bị tổn thương.
Vắc xin mRNA đưa RNA thông tin của protein gai vi rút vào tế bào của cơ thể (protein đặc trưng cho tế bào vi rút). Khi đã vào trong tế bào, mRNA “mượn” bộ máy dịch mã của tế bào đó để tạo ra các protein vô hại của vi rút và thể hiện mảnh protein vừa tạo ra trên bè mặt của tế bào. Hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra protein lạ và bắt đầu tạo ra các phản ứng miễn dịch nhằm tiêu diệt nó. Mã di truyền có trong vắc xin sẽ bị tiêu hủy và nhanh chóng bị loại bỏ khỏi cơ thể. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng tạo ra các tế bào ghi nhớ để ghi nhớ lại cách thức chống lại vi rút gây bệnh đó, tiến hành tiêu diệt nếu gặp lại chúng trong tương lai.
Vắc xin véc tơ được sản xuất bằng cách sử dụng một loại vi rút đã được biến đổi vô hại, mang vật chất di truyền đặc trưng của mầm bệnh, nhưng vô hại với cơ thể. Loại vi rút véc tơ sẽ biểu hiện protein của vi rút gây bệnh trên bề mặt. Cơ thể nhận diện tác nhân lạ và khởi động hệ thống miễn dịch hoạt động để loại bỏ chúng, ghi nhớ nhận diện tác nhân lạ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của vắc xin
Mục đích của việc tiêm vắc xin là tạo ra miễn dịch chủ động để phòng bệnh. Vắc xin tương tác với hệ thống miễn dịch của cơ thể người nhận và tạo ra một đáp ứng miễn dịch tương tự như khi tiếp xúc với các mầm bệnh tự nhiên, nhưng không gây bệnh hoặc tạo ra các biến chứng tiềm tàng cho người nhận.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng, bao gồm sự có mặt của kháng thể mẹ, bản chất và liều lượng kháng nguyên, đường dùng và sự có mặt của một chất hấp phụ (ví dụ như phức hợp có chứa nhôm) được thêm vào để tăng cường miễn dịch của vắc xin. Kháng thể mẹ có sẵn trong cơ thể trẻ em là phản ứng miễn dịch thụ động, chúng có thể nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh nhưng không tạo ghi nhớ miễn dịch cho cơ thể.
Các yếu tố khác như tuổi tác, yếu tố dinh dưỡng, di truyền và bệnh tật đang mắc phải cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin. Mỗi vắc xin sẽ phù hợp với độ tuổi khác nhau, hiệu lực tối ưu của vắc xin sẽ thích hợp ở một độ tuổi, liều lượng và đường dùng tương ứng. Đối với cơ thể đang mắc các bệnh nền hoặc có hệ thống miễn dịch yếu, hiệu quả của vắc xin cũng không đạt được mức tối ưu nhất, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người được tiêm bởi các phản ứng sau tiêm.
Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vắc xin cũng có thể ảnh hưởng nếu chất lượng của vắc xin không được đảm bảo. Nguyên nhân có thể do quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định tiêm chủng chưa được tuân thủ theo đúng quy định. Vắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt, có tính biến tính, dễ bị biến đổi bởi các yếu tố như nhiệt độ, ảnh sáng nên yêu cầu điều kiện bảo quản nghiêm ngặt. Điều nhiệt nhiệt độ bảo quản vắc xin phải luôn được tuân thủ từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản lưu trữ và trong thời gian tiêm chủng. Thông thường, vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 8oC trong các thiết bị bảo quản chuyên dụng.
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm tủ lạnh bảo quản vắc xin tại đây.