1636091069_probiotic

Probiotic là gì và những lợi ích không ngờ của Probiotic

Probiotic là tên gọi khá quen thuộc và được biết đến với công dụng là tốt cho tiêu hoá cả người và động vật. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết rõ hơn probiotic là gì? Vai trò của probiotic?

1.Probiotic là gì? Phân loại Probiotic

Probiotic là gì?
Probiotic là những chế phẩm sinh học chứa những nấm men tự nhiên và vi khuẩn có ích cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá. Khi cơ thể bị nhiễm trùng và mất cân bằng đường ruột, gia tăng nhiều hại khuẩn thì việc bổ sung Probiotic chính là cách tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, Probiotic là các loại vi sinh vật sống được sử dụng với số lượng vừa đủ để mang đến những lợi ích cho sức khỏe cả người và động vật.

Probiotic rất tốt cho hệ tiêu hóa

Có những loại probiotic nào?

Trong thực tế thì có rất nhiều loại Probiotic khác nhau. Phổ biến nhất là 2 nhóm sau đây:

– Vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacterium: Đây là nhóm vi khuẩn xuất hiện nhiều nhất trong sữa chua, các chế phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm lên men. Với những người có hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, dị ứng với lactose, … có thể được khắc phục khi bổ sung nhóm này.

– Nấm men Saccharomyces boulardii – loại nấm men Probiotic duy nhất cũng được tìm thấy trong nhiều chế phẩm sinh học, giúp chống tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu chảy du lịch và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ngăn chặn sự tái phát của C. difficile, mụn trứng cá…

2. Vai trò của probiotic

2.1. Vai trò của probiotic trong y dược
Hệ thống miễn dịch quyết định sự sống còn của cơ thể sinh vật, 70% hàng rào miễn dịch của cơ thể đặt tại đường ruột, là nơi có khoảng 100 tỉ vi khuẩn có lợi giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại và virus. Quần thể vi khuẩn cư trú trong đường ruột phản ánh chế độ ăn uống, và do đó khi chúng ta bắt đầu ăn những thức ăn lạ và đa dạng, thành phần của quần thể này sẽ có sự thay đối lớn, tạo nên sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột, khiến cơ thể rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và phải điều trị bằng kháng sinh. Probiotic được dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng. Vi sinh vật trong thực phẩm chứ probiotic cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dinh vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh giúp tăng cường tiêu hóa, chống viêm đường tiêu hóa, chống loét dạ dày, chống nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ.

2.2. Vai trò của probiotic trong chăn nuôi và môi trường
Đối với động vật tiêu hoá chủ yếu nhờ enzyme, sự xuất hiện của vi sinh vật sản sinh enzyme giúp thú tiêu hoá thức ăn tốt hơn. So với enzyme tổng hợp, nguồn enzyme của các vi sinh vật tương đối lí tưởng, do có nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn từ động vật và thực vật như:Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh, nguồn nguyên liệu dễ nuôi cấy, dễ kiếm và rẻ tiền, các enzyme của vi sinh vật có hoạt tính cao.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, bên cạnh việc hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết sinh vật còn tạo ra các chất thải, việc tích tụ lượng chất thải quá mức gây ô nhiễm môi trường sống của sinh vật. Probiotic ngoài việc cải thiện hệ tiêu hóa cho sinh vật chúng còn có khả năng cải thiện môi trường sinh sống của sinh vật, các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được probiotic khoáng hoá và trở thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.

– Tác dụng của probiotic trên heo: tăng trọng lượng và tăng hiệu quả thức ăn, cải thiện tăng trưởng của heo con và giảm bệnh tiêu chảy, tăng sự sinh trưởng và chức năng miễn dịch ở heo con.

– Probiotic trong nuôi trồng thủy sản: Probiotic phòng ngừa dịch bệnh, Probiotic kích thích tôm phát triển, Probiotic tác động đến môi trường sống của thủy sản.

2.3. Vai trò của probiotic trong chế biến thực phẩm
Probiotic là thành phần quan trọng trong chế biến thực phẩm như sữa lên men kefir, sữa chua,…

Probiotic có trong sữa chua

3. Sản xuất Probiotic

3.1. Các phương pháp lên men sản xuất probiotic
– Lên men: Lên men là quá trình tổng hợp chuyển đổi đường thành sản phẩm như: acid, khí hoặc rượu…của nấm men hoặc vi khuẩn, hoặc trong trường hợp lên men acid lactic trong tế bào cơ ở điều kiện thiếu khí oxy.

Hệ thống lên men sản xuất Probiotic

– Các phương pháp lên men ( theo kỹ thuật nuôi cấy):

+ Lên men bề mặt
+ Lên men bán rắn
+ Lên men chìm

3.2. Yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm
– Chế phẩm probiotic đạt mật độ từ 1-5 x 109 CFU/ g/ ml trở lên.
– Trong điều kiện bảo quản tại nhiệt độ phòng (18oC – 25oC), chế phẩm probiotic duy trì được hoạt tính ít nhất trong thời gian 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Chế phẩm vi sinh vật probiotic phải ở dạng khô hoặc dịch nhưng dễ dàng cho việc vận chuyển, bảo quản và sử dụng.

4. Quy trình sản xuất probiotic của IMBT

Quy trình này được áp dụng để sản xuất chế phẩm vi sinh vật probiotic ở dạng dung dịch cũng như dạng bột dùng trong dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Sơ đồ: Quy trình lên men sản xuất Probiotic

Chủng giống
– Các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học cao đã được tuyển chọn là vi sinh vật an toàn, không gây bệnh, mang đầy đủ các đặc tính probiotic và phân loại.
– Các chủng lưu giữ trong điều kiện tiêu chuẩn được hoạt hóa và kiểm tra lại độ thuần chủng. Nếu thuần chủng, chủng giống sau khi hoạt hóa được nhân chủng cấp 1, cấp 2 trước khi chuyển sang nồi lên men lớn:
+ Nhân giống cấp 1
Chủng vi khuẩn từ ống lạnh sâu/đông khô được hoạt hóa và cấy vào các bình tam giác 250 ml chứa 150 ml môi trường,nuôi lắc hoặc nuôi tĩnh trong 18 – 24h. Sau đó lấy dịch nuôi kiểm tra mật độ tế bào. Nếu mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn, chuyển dịch nhân giống sang nhân chủng cấp 2.
+ Nhân giống cấp 2
Cấy giống cấp 1 của các chủng vi khuẩn hoặc nấm men vào nồi lên men 30 lít có 15 lít môi trường MRS/LB/YM, nuôi 18 – 24h. Lấy dịch nuôi kiểm tra mật độ tế bào. Nếu mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển dịch sang lên men cấp 3 trong nồi lên men lớn.

Lên men
Chuyền chủng cấp 2 thuần chủng vào nồi lên men thể tích lớn hơn sau đó nuôi cấy trong môi trường lên men ở các điều kiện thích hợp với từng chủng vi sinh vật.

Cô đặc dịch lên men
– Cô đặc dịch sau lên men bằng hệ thống lọc tiếp tuyến xuống còn 1/15 đến 1/20 so với thể tích nuôi cấy

– Dịch lên men được cô đặc bằng nhiều phương pháp khác nhau:

+ Phương pháp lọc tiếp tuyến
+ Phương pháp ly tâm

Sản xuất probiotic dạng dịch
Tinh sạch:Đối với chế phẩm probiotic dạng bào tử, dịch lên men sau khi cô đặc được rửa sạch môi trường nuôi cấy sau đó kiểm tra số lượng bào tử. Mật độ yêu cầu từ 1-5 x 1011 CFU/ml
Đóng chai: Sau khi kiểm tra, tùy thuộc vào mật độ bào tử trong 1 ml dịch đã tinh sạch để chia đều vào các chai, số lượng bào tử ≥1-5×1011 cfu/ml. Dán nhãn, chuyển tới nơi bảo quản theo quy định.
Bảo quản:Chế phẩm được bảo quản ở ≤25oC nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Thời gian bảo quản: 24 – 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Sản xuất probiotic dạng bột
Làm khô: Dịch lên men sau khi cô đặc được trộn với cơ chất thích hợpsau đó đem làm khô bằng phương pháp sấy khô hoặc đông khô. Sản phẩm probiotic đã làm khô đem nghiền nhỏ thành dạng bột mịn. Lấy mẫu bột sau làm khô để kiểm tra mật độ vi sinh vật sống.
Phối trộn, đóng gói và bảo quản: Sau khi kiểm tra, tùy thuộc vào mật độ sống của vi sinh vật probiotic để tính lượng probiotic phối trộn vào với nhau hoặc trộn thêm cơ chất (cơ chất trước khi trộn được sấy khô vô trùng). Sản phẩm dạng bột của các chủng vi khuẩn được trộn đều và đóng gói trong bao tráng nhôm hoặc bao plastic kín, tránh ánh sáng. Tùy vào mục đích sử dụng, có thể đóng túi 100g, 200g hoặc 1 kg… để khi sử dụng dùng đủ trong 1 lần.
Chế phẩm được bảo quản ở ≤25oC, nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Có 5 phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm:

– Phương pháp đếm trực tiếp

– Phương pháp đo độ đục

– Phương pháp đếm khuẩn lạc trên màng lọc

– Phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch

– Phương pháp MPN

TSI Hà Nội cung cấp hệ thống lên men đa dạng các thể tích từ quy mô phòng thí nghiệm, pilot đến quy mô công nghiệp.
Cung cấp đầy đủ các dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa máy lên men, lọc tiếp tuyến,… thi công trọn gói công trình lắp đặt hệ thống lên men.

Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội
Hotline: 024.3943.4753 – 024.3943.4752 – 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Website: https://tsivn.com.vn/

Tags: No tags