1640675294_dna-tu-do-trong-huyet-tuong

ADN TỰ DO TRONG HUYẾT TƯƠNG – MỘT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU QUAN TRỌNG

1. Giới thiệu:

Việc phát hiện ADN tự do trong huyết tương/ cell-free fetal DNA (cffDNA), huyết thanh không phải là một vấn đề mới. Các cấu thành, kích thước, ứng dụng của cffDNA đã được mô tả nhiều, tuy nhiên chúng thường ẩn dưới tên các ứng dụng cụ thể, mà không được nhắc trực tiếp. Về bản chất, cffDNA được ly giải từ các tế bào, vi khuẩn, hay bản thân các virut. Thông thường, cffDNA từ huyết tương được khuyến cáo sử dụng, thay cho huyết thanh có bị nhiễm bởi ADN từ tế bào thoát ra trong quá trình đông huyết. Các kỹ thuật phát hiện phổ biến bao gồm: nested PCR, realtime PCR, digital PCR, MALDI-TOF MS, giải trình tự gene thế hệ mới. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn phát hiện mRNA để đánh giá sự biểu hiện một số gene có tính trội hoặc lặn trong một số bệnh lý nhất định, hoặc phát hiện sự nhân lên của vi khuẩn trong máu.

2. Trong phát hiện bệnh lý bẩm sinh:

Việc xét nghiệm sớm ở những gia đình có tiền sử, hoặc nguy cơ sinh con có bệnh lý di truyền bẩm sinh là rất quan trọng. Việc xét nghiệm các bất thường di truyền của thai nhi dựa vào mẫu máu mẹ còn hạn chế việc phải can thiệp chọc dò hút dịch ối lấy tế bào. Trung bình, 13% của tổng số ADN tự do trong mẫu máu người mẹ có nguồn gốc từ thai nhi, nguồn chủ yếu là tế bào trophoblasts nhau thai. Các bệnh lý di truyền thường được xét nghiệm sàng lọc bao gồm hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18), hội chứng Patau (trisomy 13). Ngoài ra trong trường hợp siêu âm thấy hình ảnh hệ sinh dục bất thường, có nguy cơ dẫn tới mơ hồ giới tính, có thể làm xét nghiệm cho nhiễm sắc thể giới tính. Trong bệnh lý huyết học truyền máu có thể làm xét nghiệm về yếu tố Rh. Thông thường trước đây, việc xét nghiệm karyotype về bất thường nhiễm sắc thể cần hút được dịch ối để nuôi cấy tế bào, tiêu tốn thời gian, và cần phải thực hiện thủ thuật. Ngày nay, việc tách cffDNA từ một lượng máu nhất định có thể cho ra nhiều chỉ số xét nghiệm hơn.

Nguồn tham khảo: https://www.acog.org/womens-health/infographics/cell-free-dna-prenatal-screening-test

3. Trong bệnh lý ung thư, bệnh máu ác tính

Việc xác định cffDNA có thể hỗ trợ bổ sung thông tin cho chẩn đoán các bệnh lý như: khối u phức tạp, bệnh lý ác tính khó phân loại dựa trên hình thái tế bào, khối u có nhiều dòng tế bào khác nhau, vị trí sinh thiết có nguy cơ cao. Ứng dụng này thường được phân loại là sinh thiết lỏng. ADN tự do trong trường hợp này đến từ các tế bào u bị ly giải, do đó cũng giới hạn việc chẩn đoán từ giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ. Ngoài việc hỗ trợ phân loại đột biến liên quan tới ung thư, xét nghiệm loại này còn có thể giúp theo dõi liệu trình, ví dụ như hóa trị, xạ trị. Việc theo dõi nồng độ cffDNA liên quan tới khối u có thể bổ sung thông tin về tình trạng đáp ứng điều trị, nhất là trong trường hợp di căn, kích thước nhỏ, khó phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh. Các loại ung thư có thể ứng dụng với kỹ thuật này bao gồm: bệnh máu ác tính (leukemia, lymphoma), tuyến giáp, trực tràng, tiền liệt tuyến, phổi, carcinoma tế bào gan. Ngoài ra, còn có thể ứng dụng theo dõi tác nhân virut như EBV trong ung thư vòm họng.

Nguồn tham khảo: Abel Jacobus Bronkhorst, Vida Ungerer, Stefan Holdenrieder. The emerging role of cell-free DNA as a molecular marker for cancer management. Biomolecular Detection and Quantification.Vol.17, 2019

4. Phát hiện ADN vi khuẩn

ADN tự do có nguồn gốc vi khuẩn có thể bao gồm trực tiếp của tác nhân nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, hoặc các ổ nhiễm khuẩn sâu. Phát hiện cffDNA hữu dụng trong trường hợp đã sử dụng kháng sinh kéo dài, hoặc các ổ nhiễm khuẩn sâu, vi khuẩn kỵ khí, mà việc nuôi cấy trực tiếp từ máu khó phát hiện. Một số nhà nghiên cứu còn hướng tới phát hiện gene kháng thuốc của vi khuẩn, trong trường hợp điều trị kháng sinh dai dẳng mà chưa thấy cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, đáng lưu ý đó là hiện tượng “microbial translocation”, tức là sự xâm nhập các tiểu phần vi khuẩn từ vi hệ đường ruột đi vào máu (không phải nhiễm khuẩn huyết), liên quan tới bệnh lý miễn dịch, ví dụ như bệnh Crohn, Kawasaki, suy giảm miễn dịch… Đây là mối quan hệ hai chiều, rối loạn miễn dịch tạo điều kiện cho sự bất thường vi hệ và viêm ruột dẫn đến tiết các tiểu phần vi khuẩn vào máu. Ngược lại, các tiểu phần của vi khuẩn như Lipopolysaccharide (LPS) lại kích thích hệ miễn dịch hoạt hóa quá mức, tạo các phản ứng viêm quá mức hoặc gây suy kiệt hệ miễn dịch. Việc phát hiện, theo dõi cffDNA có thể giúp hỗ trợ theo dõi sự thay đổi cấu hình vi hệ đường ruột, theo dõi phản ứng viêm hệ thống gây bởi “microbial translocation”. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng probiotic hỗ trợ cân bằng vi hệ đường ruột, sau đó tiến hành theo dõi sự thay đổi cffDNA để suy ra tình trạng đáp ứng điều trị. Cách tiếp cận chủ yếu là sử dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới (NGS), phân tích hệ gene quần xã (metagenomics), hoặc phân tích ngân hàng gene 16S. Trong trường hợp cần phân biệt chính xác cffDNA từ vi khuẩn ly giải với trường hợp thực sự có nhiễm khuẩn huyết, có một kỹ thuật bổ sung đó là phát hiện mRNA. Chúng ta đều biết mRNA là mấu chốt trong quá trình tổng hợp protein ở tế bào sống, do đó tương đồng với bằng chứng có vi khuẩn nhân lên trong máu.

Nguồn tham khảo: Han D, Li R, Shi J, Tan P, Zhang R, Li J. Liquid biopsy for infectious diseases: a focus on microbial cell-free DNA sequencing. Theranostics. 2020;10(12):5501-5513. Published 2020 Apr 7. doi:10.7150/thno.45554

5. Các thiết bị, vật tư hỗ trợ việc thu thập mẫu huyết tương, tách ADN, và PCR:

– Máy ly tâm ống máu và túi máu Sigma: Rất nhiều các model phù hợp với nhiều quy mô từ máy ly tâm để bàn nhỏ gọn đến máy ly tâm công suất lớn để sàn:

Model Dung tích tối đa
Sigma 2-16KL 4 ống máu 100ml/

24 ống máu (16×100)

Sigma 3-16KL 4 ống máu 400ml/
48 ống máu (16×100)
Sigma 4-16KS 4 ống máu 750ml/
76 ống máu (16×100)
Sigma 6-16KS 4 ống máu 1000ml (1l)/
128 ống máu (16×100)
Sigma 8KS 6 ống máu 1500ml (1.5l)/
290 ống máu (16×100)
Sigma 8KBS 12 túi máu (12 x 750 ml)

Tham khảo thêm các dòng máy ly tâm ống máu và túi máu: tại đây

– Máy phân tách huyết tương tự động

Mang thương hiệu Delcon với xuất xứ từ Ý, máy phân tách huyết tương Gioto Monza dùng để tách các thành phần máu chất lượng cao từ máu toàn phần sau khi được ly tâm, phù hợp các các túi máu loại đỉnh & đỉnh và đỉnh & đáy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3826
Gioto Monza mang những ưu điểm nổi bật:
+ Chương trình làm việc: lên tới ,
+ Bộ nhớ trong: lưu trữ lên đến 1000 file riêng biệt,
+ 5 đầu kẹp với bộ đầu hàn tích hợp bao gồm 1 bộ điều chỉnh lưu lượng tích hợp để phân tách đồng thời cho kỹ thuật tách T&B (đỉnh & đáy),
+ 4 cân tích hợp, độ chính xác giá trị: ± 3g nếu < 300g, ±1% nếu ≥ 300g,
+ Thiết kế nhỏ gọn, có thể tiêu chuẩn hóa tách các thành phần máu vào các lớp khác nhau.
+ Tự động kẹp dây túi máu và tích hợp hàn dây túi máu khi kết thúc quá trình tách thành phần máu. Hàn dây túi máu có thể cài đặt chế độ tự động hoặc thủ công
+ Các kẹp dây túi máu có 02 màu (xanh/đỏ) để hướng dẫn người dùng đưa dây túi máu vào vị trí chính xác , có chức năng chống rò rỉ chất lỏng.

Ngoài ra, TSI Hà Nội còn cung cấp các thiết bị hỗ trợ tốt cho công tác thu hoạch bảo quản huyết tương như: máy đông lạnh nhanh huyết tương (Model KPFF 48B, KPFF 24B), máy rã đông huyết tương WPFD 3/6 và các vật tư tiêu hao trong xét nghiệm PCR như ống ly tâm 15ml ( 62.554.502), ống falcol 50 ml (62.547.274), strip PCR (72.985.002),…

Để được hỗ trợ chi tiết liên hệ ngay hotline 0812.035.888
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội rất vui khi được phục vụ quý khách

Tags: No tags