Tủ lạnh bảo quản mẫu vắc xin

Cấu Trúc Và Cơ Chế Xâm Nhập Của Sars-Cov-2

Sau gần ba năm “chung sống”, đại dịch COVID – 19 cơ bản đã được kiểm soát, COVID – 19 hay SARS-CoV-19 đã không còn là “nỗi khiếp sợ” của con người. Vắc xin COVID – 19 ra đời và được tiêm chủng rộng trong công đồng, cùng với các biện pháp chủ động trong phòng chống dịch bệnh, các phương pháp chữa trị, tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh COVID đã giảm thiểu rõ rệt, xã hội đã bình thường mới và dần dần khôi phục, ổn định.

Cấu trúc tế bào của vi rút SARS-CoV-2

Vi rút SARS-CoV-2 là một loại vi rút RNA sợi đơn, thuộc giống Betacoronavirus. SARS-CoV-2 có bộ gen lớn nhất trong số các vi rút RNA, độ dài khoảng 25 – 32 kilobase. Hai phần ba đầu tiên của bộ gen SARS-CoV-2 mã hóa cho các protein phi cấu trúc và một phần ba cuối của bộ gen mã hóa cho các protein cấu trúc. Các protein cấu trúc được bảo tồn trên vi rút này bao gồm protein S (Strike protein), protein màng (M – Membrane protein), protein vỏ (E – Envelope) và protein N (Nucleocapsid protein). Protein S liên kết với thụ thể angiotensin converting enzyme 2 (ACE2), đây là điểm xâm nhập của vi rút vào tế bào người và tế bào vật chủ. Protein S cũng là nhân tố đóng góp chính vào việc tạo ra phản ứng miễn dịch. Do đó, protein S trở thành mục tiêu chính của công nghệ sản xuất vắc xin vắc xin chống COVID – 19. Ví dụ như vắc xin SPUTNIK V do Viện Nghiên cứu Gamaleya (Nga) sản xuất dựa trên công nghệ tái tổ hợp mang gen mã hóa protein S. Protein M là protein xuyên màng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của vi rút. Protein E tham gia vào quá trình sao chép và lây nhiễm của vi rút. Protein N cho phép điều chỉnh sự sao chép, phiên mã tổng hợp RNA của vi rút.

Cấu trúc của tế bào vi rút SARS-CoV-2

Cấu trúc của tế bào vi rút SARS-CoV-2

Cơ chế xâm nhập và sao chép trong tế bào vật chủ

Protein S của vi rút SARS-CoV-2 liên kết với thụ thể đích ACE2 của người hoặc tế bào vật chủ. Thụ thể ACE2 được biểu hiện nhiều ở đường hô hấp trên. Sự liên kết giữa protein S và thụ thể ACE2 có hiệu quả nhất ở người già và nam giới. Sau khi gắn vào thụ thể của tế bào vật chủ, vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ, trưởng thàanh, thực hiện quá trình sao chép và tổng hợp thành nhiều tế bào vi rút SARS-CoV-2 mới dựa vào “bộ máy làm việc” của tế bào vật chủ. Sau đó, các tế bào vi rút mới giải phóng ra ngoài tế bào vật chủ và tiếp tục quá trình xâm nhập và nhân lên trong các tế bào vật chủ khác. Nhiễm trùng SARS-CoV-2 bắt đầu khi tế bào vật chủ không nhận dạng được “vật lạ” xâm nhập và trước khi phản ứng miễn dịch tự nhiên của vật chủ được kích hoạt.

Cơ chế xâm nhập và sao chép của vi rút trong tế bào vật chủ

Cơ chế xâm nhập và sao chép của vi rút trong tế bào vật chủ

Đáp ứng miễn dịch của tế bào vật chủ

Sau vài ngày vi rút xâm nhập, các thụ thể nhận biết mầm bệnh của cơ thể sẽ hoạt hóa thụ thể toll-like tạo ra phiên mã điều hòa các interferon và bạch cầu. Đáp ứng miễn dịch bắt đầu bằng giải phóng các kháng thể đặc hiệu tương ứng với vi rút. Mức độ phản ứng kháng vi rút có liên quan đến mức độ nhiễm trùng và không đồng nhất ở từng người nhiễm COVID – 19. Thời điểm các khảng thể được tạo ra, số lượng và thời gian tồn tại của kháng thể cũng khác nhau giữa các bệnh nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kháng thể IgA và IgM được phát hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh và kháng thể IgG được phát hiện muộn hơn (sau 14 ngày).

Tổn thương phổi là hậu quả rõ ràng nhất khi bị nhiễm COVID – 19. Sự nhân lên nhanh chóng của tế bào vi rút SARS-CoV-2 trực tiếp gây tổn thương đến tế bào biểu mô cũng như tế bào mộ của hệ thống hô hấp. Sự tổn thương này gây ra phản ứng viêm, sản xuất các cytokine tiền viêm và các chemokine, dẫn đến tổn thương nhu mô phổi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm COVID – 19 giống với triệu chứng nhiễm cúm, các phản ứng không đặc hiệu. Vi rút gây tổn thương các tế bào biểu mô khứu giác, làm mất khứu giác tạm thời. Khi các kháng thể được tạo ra sẽ loại trừ các tế bào bị nhiễm, khống chế sự phát triển tràn lan của vi rút và hầu hết các trường hợp nhiễm, cơ thể có thể bình phục. Với các trường hợp nặng, các tế bào biểu mô và nội mô chết hàng loạt, phản ứng viêm hệ thống quá mức, hiện tượng miễn dịch tăng cường phụ thuộc kháng thể, gây ra suy hô hấp cấp tiến triển. Vi rút có thể tiếp cận thụ thể ACE2 của các tế bào ruột, gan tim, thận… tấn công và gây tổn hại đến các bộ phận khác của cơ thể.

Vắc xin COVID – 19

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp chủ động, hiệu quả để phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm thiểu các triệu chứng, biến chứng nặng và nguy cơ tử vong. Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin COVID – 19 giúp kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh COVID – 19, tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể.

Hiệu quả đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm vắc xin COVID – 19 phụ thuộc vào nhiều tố như thể trạng của người tiêm, độ tuổi, thời gian tiêm, số liều được tiêm… Tiêm vắc xin không đảm bảo chắc chắn người được tiêm sẽ không bị nhiễm bệnh nhưng sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại bệnh, các triệu chứng của bệnh ở mức nhẹ và thường không để lại biến chứng hay di chứng nặng nề. Đặc biệt, khi dịch bệnh COVID – 19 bùng nổ, việc tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ công đồng, tránh quá tải cho hệ thống y tế , giúp cuộc sống và các hoạt động xã hội trở lại bình thường.

Mỗi loại vắc xin COVID – 19 sẽ có hiệu quả bảo vệ cơ thể khác nhau, công nghệ sản xuất, liều lượng và thời gian tiêm chủng cũng khác nhau. Đồng thời, điều kiện bảo quản cũng khác nhau đối với từng loại vắc xin. Hầu hết các vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8oC (các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin AstraZeneca). Tuy nhiên, một số vắc xin yêu cầu bảo quản ở điều kiện nhiệt độ âm sâu, cụ thể như vắc xin Moderna yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ – 25oC đến -15oC, vắc xin Pfizer cần được bảo quản ở nhiệt độ âm sâu -80oC đến -60oC. Vắc xin cần đươc bảo quản trong các thiết bị bảo quản chuyên dụng, các tủ lạnh bảo quản mẫu, hòm lạnh, phích lạnh… Điều kiện bảo quản vắc xin cần được tuân thủ một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt vì vắc xin rất dễ bị biến đổi bởi các tác nhân xung quanh, đặc biệt vắc xin rất nhạy cảm với yếu tố nhiệt độ. Khi chất lượng vắc xin không được đảm bảo dẫn đến hiệu lực và tính an toàn của vắc xin giảm, có thể gây ra những phản ứng không mong muốn với người được tiêm, thậm chí gây tai biến hoặc tủ vong.

Không chỉ riêng với dịch bệnh COVID – 19 mà cả các bệnh truyền nhiễm, sự ra đời của vắc xin đóng góp vai trò to lớn đối với con người, là vũ khí sinh học quan trong giúp bảo vệ sức khỏe con người và là một thành tựu lớn của nên y học thế giới. Tiêm vắc xin là quyền lợi của cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng. Hãy tiêm vắc xin COVID – 19 vì bản thân và vì cộng đồng.

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *