1641379455_untitled-design-4

Hội chứng cơn bão cytokine gây chết người trong COVID-19

Cơn bão Cytokine còn gọi là hội chứng giải phóng Cytokine, hoạt chất protein được các tế bào miễn dịch tạo ra và đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Cơn bão Cytokine có thể xảy ra trong những trường hợp như: Biến chứng của một số bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, thủy đậu, Ebola, …; hội chứng suy hô hấp cấp tính; biến chứng nhiễm trùng huyết; tác dụng phụ của một số thuốc kháng thể đơn dòng dùng trong điều trị ung thư (liệu pháp điều trị miễn dịch); bệnh tự miễn như viêm khớp ở người trẻ tuổi. Cơn bão Cytokine có thể dẫn đến tử vong khi các Cytokine tấn công nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như phổi, gan.

1. Cytokine là gì?

Cytokine là các protein tín hiệu tạo ra từ các tế bào trong cơ thể để gửi tín hiệu đến các tế bào khác. Tất cả các tế bào miễn dịch liên lạc với nhau bằng cách gửi ra các protein tín hiệu giữa các tế bào như interleukin (IL), interferon, growth factor… đến các thụ thể (receptor) như một cách để “nói” cho các tế bào khác biết tình hình của mình (như bị viêm sưng, bị nhiễm virus, hay chuyển tín hiệu viêm sưng đến các tế bào khác). Thông qua cytokine, tất cả các tế bào trong cơ thể có thể liên lạc và hoạt động nhịp nhàng với nhau.
Khi virus hay vi khuẩn vào cơ thể chúng ta, các tế bào miễn dịch ở khắp nơi trong cơ thể, lập tức nhận biết có kẻ xâm nhập và lên tiếng báo động. Tùy vào mức độ nguy hiểm của virus hay vi khuẩn mà hệ miễn dịch gây ra phản ứng khác nhau. Ví dụ như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, thậm chí tổn thương đến các cơ quan khác bằng các kháng thể hay protein viêm sưng.

Chúng ta có 2 loại tế bào miễn dịch: Miễn dịch có sẵn tự nhiên (có sẵn tại chỗ gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào…) và miễn dịch thu được (gồm tế bào T, tế bào B, các kháng thể và tế bào miễn dịch trí nhớ qua quá trình tương tác với virus, vi khuẩn, đã học cách nhớ mặt các bệnh này).

Hệ miễn dịch có sẵn là miễn dịch phản ứng tại chỗ, nhanh, nhưng không cụ thể, không rõ ràng, không có sự lựa chọn hay trí nhớ miễn dịch. Trong khi đó miễn dịch thu được là phản ứng chậm hơn, có lựa chọn, và có trí nhớ miễn dịch thông qua tương tác kháng thể với các tế bào khác. Điểm thú vị là các tế bào miễn dịch có sẵn và thu được đều liên lạc chặt chẽ với nhau thông qua các cytokine.
Hệ thống tín hiệu cytokine nắm vai trò quan trọng trong kiểm soát tổn thương, viêm sưng và phục hồi. Ví dụ:

– Khi có một vết cắt nhẹ trên da gây chảy máu, các tế bào tiểu cầu tụ tập chỗ vết thương, tiết ra các tín hiệu interleukin gọi các tế bào bạch cầu gần đó tụ lại giúp. Khi đó vi khuẩn có sẵn trên da nhân cơ hội lẻn vào bên trong cơ thể, các tế bào đại thực bào (hệ miễn dịch có sẵn), nhờ các tế bào khác thông báo và dẫn đường, sẽ “đánh hơi” đến nơi và diệt vi khuẩn ngay lập tức, làm vết thương sạch sẽ gọn gàng. Vài ngày sau thì vết thương lành hẳn.

Trong trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như mắc đái tháo đường, các tế bào miễn dịch làm việc không hiệu quả với nhau, dẫn đến tế bào đại thực bào cần nhiều thời gian hơn để “đánh hơi” tìm ra vi khuẩn trong lúc vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở. Trong trường hợp đó, vết thương trở nên nhiễm trùng và thành áp xe, đôi khi cần can thiệp mổ để giảm áp lực.

– Khi virus vào cơ thể, cách hệ miễn dịch phản ứng sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi sự thông minh liên kết giữa các tế bào với nhau. Virus thường sẽ tấn công vào bên trong tế bào vì chúng cần vào bên trong của tế bào, dùng các protein sản xuất của tế bào để tiếp tục quá trình nhân đôi. Khi đó, tế bào vị nhiễm virus sẽ chết hoặc không hoạt động được. Các tế bào xung quanh tế bào đã bị nhiễm virus sẽ nhận ra tế bào này, gửi ra các tín hiệu interleukin đến các tế bào bạch cầu đến tấn công và dọn sạch tế bào đã bị nhiễm virus.

2. Hội chứng cơn bão cytokine diễn ra như thế nào?

Trong cơ thể người, cytokine là một nhóm protein đa chức năng, được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch giúp cơ thể vận hành hệ miễn dịch. Để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập gây viêm nhiễm trùng, hệ miễn dịch sử dụng nhiều tế bào khác nhau cùng hoạt động. Trong đó, cytokine được tạo ra từ nhiều loại tế bào khác nhau của hệ miễn dịch như:
– Tế bào lympho T và B
– Tế bào bạch cầu đơn nhân
– Tế bào bạch cầu ưa acid
Hội chứng cơn bão cytokine xảy ra khi một tác nhân xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch được kích hoạt để giúp chống lại tác nhân, mầm bệnh đó bằng cách sử dụng nhiều loại tế bào khác nhau với một số lượng lớn (phản ứng quá mức) bao gồm tế bào bạch cầu, tế bào lympho T và B, đại thực bào, tế bào sát thủ tự nhiên, bạch cầu đơn nhân, tế bào tua, làm giải phóng các cytokine gây viêm. Các cytokine sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào miễn dịch và từ đó sẽ kích hoạt sản xuất thêm nhiều tế bào bạch cầu khác cũng như kích hoạt các tế bào tiếp tục tạo ra nhiều cytokine hơn.

3. Đặc trưng của hội chứng cơn bão cytokine là gì?

Trên lâm sàng, hội chứng cơn bão cytokine có đặc trưng là sốt, ngoài ra còn có các biểu hiện như:
Tim đập nhanh
Tụt huyết áp
Co giật
Nhức đầu
Rối loạn chức năng của nhiều cơ quan
Các biểu hiện cận lâm sàng trên bệnh nhân hội chứng cơn bão cytokine cho thấy:
Nồng độ oxy trong máu giảm xuống thấp
Huyết áp mở rộng
Tăng cung lượng tim giai đoạn sớm và cung lượng tim có khả năng giảm giai đoạn muộn
Nồng độ nitơ trong máu tăng cao
Tăng D-dimer
Tăng transaminase
Thiếu yếu tố bổ thể I
Chảy máu không kiểm soát
Tăng bilirubin bất thường

4. Hội chứng cơn bão cytokine ở bệnh nhân Covid – 19

Trên bệnh nhân Covid-19, khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng sẽ nhanh chóng tự nhân bản và kích hoạt các tế bào miễn dịch gửi tín hiệu cho cơ thể để chiến đấu với virus.

Trong đó, có những bệnh nhân với hệ miễn dịch khỏe mạnh đã bảo vệ cơ thể khỏi virus mà không làm xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc ho, mặc dù những bệnh nhân này vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác.

Trong một số trường hợp khác, hội chứng cơn bão cytokine ở bệnh nhân Covid-19 khiến hệ miễn dịch phải phản ứng liên tục và kéo dài, ngay khi virus đã không còn khả năng đe dọa. Lúc đó, việc giải phóng quá nhiều cytokine sẽ nhanh chóng đẩy cơ thể vào tình trạng bị kiệt sức.

Những cytokine này tấn công vào phổi và làm phá vỡ các mô phổi. Khi đó, những túi khí nhỏ chứa chất lỏng trong mô phổi bị rò rỉ sẽ gây ra viêm phổi và làm thiếu hụt oxy trong máu. Khi phổi bị tổn thương nặng và gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính, các cơ quan khác bắt đầu bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng suy đa tạng. Nếu không được điều trị, hội chứng bão cytokine ở bệnh nhân Covid – 19 có thể gây tử vong.

5. Cách chẩn đoán bão cytokine

Chẩn đoán gồm bệnh sử COVID-19, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh, và xét nghiệm lab. Bệnh nhân COVID-19 có bão cytokine thường ở khoa ICU, thường trong tình trạng nặng như thở máy và các triệu chứng như mê man, sốt, thiếu oxy. Hình ảnh chụp CT thường cho thấy viêm sưng phù phổi. Trong đó, xét nghiệm lab được xem là chìa khóa để chẩn đoán bão cytokine.

6. Chữa trị bão cytokine bằng cách nào?

Cơn bão cytokine là mức phản ứng cao nhất và cuối cùng của hệ miễn dịch. Lúc này hệ miễn dịch đã không còn được kiểm soát, có thể ví như “tổ ong đã bị vỡ”. Các tế bào miễn dịch tấn công lung tung trong lúc cơ thể ngày càng yếu đi vì toàn bộ năng lượng tập trung vào việc sản sinh tế bào miễn dịch và chống virus. Các cơ quan quan trọng như não hay tim cũng bắt đầu yếu dần do cơ thể tập trung vào chiến đấu với virus.
Các thuốc kháng và ức chế hệ miễn dịch như kháng IL-6 (tocilizumab, actemra – là thuốc chữa viêm thấp khớp và viêm mạch máu) đã được FDA phê chuẩn sử dụng khẩn cấp trong COVID-19. Các thuốc ức chế hệ miễn dịch như steroid cũng có thể giúp kiềm chế cơn bão cytokine.
Vì vậy, điều trị ngăn ngừa bệnh nhân COVID-19 vào giai đoạn bão cytokine là mục tiêu chữa trị hàng đầu khi bệnh nhân đã bắt đầu vào ICU, vì một khi bệnh nhận đã vào giai đoạn này thì tiên lượng rất xấu.

Để phục vụ xét nghiệm chẩn đoán, TSI Hà Nội là đơn vị cung cấp danh mục các sản phẩm, vật tư liên quan bao gồm: pipet hút huyết thanh, ống lưu mẫu, ống lấy máu chân không, kim chích máu đầu ngón tay,…
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội
Hotline: 024.3943.4753 – 024.3943.4752 – 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Website: https://tsivn.com.vn/

Tags: No tags

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *