1638864586_kinh-nghiem-su-dung-may-ly-tam

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MÁY LY TÂM

1. Đặt vấn đề:

Máy ly tâm là thiết bị phổ biến cho nhiều lĩnh vực gồm các khoa xét nghiệm lâm sàng, các phòng nghiên cứu y sinh, và các nghiên cứu cơ bản. Có những công năng của máy ly tâm mà chuyên ngành này sử dụng, có thể lấy làm kinh nghiệm cho ngành kia tham khảo. Hoặc có những quan điểm có thể cân nhắc thay đổi, do các hệ thống kỹ thuật , hóa chất sinh phẩm đã thay đổi theo thời gian.

2. Các kinh nghiệm ứng dụng:

– Thay đổi adapter, là khối làm nhiệm vụ chính, là nơi chứa đặt các ống khay thí nghiệm cần quay. Đây là giải pháp tiết kiệm, linh hoạt cho đơn vị có hạn chế về điều kiện, bao gồm mua sắm, hoặc không gian phòng thí nghiệm. Các máy ly tâm thường luôn cung cấp tùy chọn loại adapter, ví dụ cỡ ống, số ống cắm, và tùy chọn đặt mua thêm các adapter khác nhau. Việc tháo lắp adapter khá đơn giản, có thể vặn ốc bằng tay, hoặc có 1 dụng cụ là cờ-lê lục giác, luôn cung cấp kèm mọi máy ly tâm. Giải pháp này sẽ giúp phòng thí nghiệm luôn chủ động khi cần thay đổi kích cỡ các ống cần ly tâm.

– Ly tâm cho khay: nhiều phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật PCR với cách dải ống, hoặc khay lại chưa sẵn có máy ly tâm cho loại này. Điều này khá bất cập, nhất là với Realtime PCR, việc đọng hơi ẩm trên nắp có ảnh hưởng tới việc đọc kết quả của cảm biến quang học. Sử dụng máy ly tâm có adapter cho khay, sẽ ứng dụng được cho các dải ống, người làm thí nghiệm chỉ cần cắm dải ống lên 1 khay nhựa tận dụng nào đó là có thể thao tác được. Ngoài sinh học phân tử, các thí nghiệm huyết thanh, miễn dịch, nuôi cấy cũng có thể ly tâm nhẹ với loại này, để đảm bảo lắng hết các dung dịch xuống đáy giếng.

​Hình tham khảo. Adapter cho khay, có thế thay đổi linh hoạt

​- Máy ly tâm có khối cốc chứa mẫu, khay gắn ở cánh linh động (wing): sử dụng loại ly tâm này cho trường hợp người nghiên cứu cần tách pha trên mẫu một cách rõ ràng, và tránh hiện tượng khi đặt ống đứng lên thì các pha lại trộn vào nhau như ly tâm góc. Ví dụ như ly tâm phân đoạn tế bào trong huyết học, miễn dịch học, tách ADN với kỹ thuật sử dụng dung môi, ly tâm lấy huyết thanh với các ống lấy máu có bổ sung khối gel. Các kỹ thuật ly tâm cần hút bỏ dịch nổi cũng có thể ứng dụng khi biết chắc chắn cặn lắng luôn nằm ở giữa. Hình tham khảo như ở dưới.

3. Một số quan điểm cần xem xét điều chỉnh:

– Ly tâm rất mạnh với vòng quay lớn thì tốt hơn: với các đối tượng có cấu trúc tế bào, lực ly tâm tác động mạnh quá sẽ làm tổn hại, ví dụ làm nén và vỡ vách vỏ, gây thoát bào tương, hoặc nhân. Trong trường hợp có phân tích cần đánh giá thành phần của dịch nổi độc lập với thành phần của tế bào, ví dụ ADN tự do nằm ngoài tế bào, việc ly tâm quá mạnh có thể gây sai khác. Hoặc trường hợp pha loãng một số mẫu có cấu trúc thô như mẫu tự nhiên, bùn đất,…cần ly tâm nhẹ để các khối tạp lớn lắng xuống nhanh, nếu ly tâm quá mạnh thì các sinh vật cần nghiên cứu cũng sẽ theo cặn lắng mà ít trong phần huyền phù.

Hình minh hoạ. Tách phân đoạn tế bào dưới tác dụng của tác độ ly tâm khác nhau

– Ly tâm lạnh tốt hơn với mẫu sinh học, và với tách ADN, ARN: với một số mẫu cần giữ nguyên đặc tính sinh học, hay sinh lý bề mặt, tính chất về hóa lý như nồng độ ion, muối, pH thì cần lưu ý vấn đề này. Môi trường lạnh có thể gây sốc tế bào, co ngót thể tích, bất hoạt hoặc thay đổi chức năng sinh lý tế bào, vi khuẩn… Một số dung môi trong điều kiện lạnh sẽ kết tủa, làm thay đổi tính chất điện ly, pH, độ đẳng trương. Với tách chiết ARN, ADN, hiện nay có những bộ sinh phẩm không yêu cầu ly tâm ở điều kiện lạnh, do đó việc mua sắm thiết bị lạnh cũng làm tăng gánh nặng chi phí. Mặt khác, có những dung dịch xử lý mẫu trong tách ADN, ARN có nồng độ muối khá cao, khi ly tâm lạnh sẽ kết tủa cùng với axit nucleic, làm tăng tỷ lệ tạp chất. Mặt trái nữa của ly tâm quá lạnh là gây đọng nước, mờ các ghi chú trên ống, và dễ làm thiết bị bị ẩm lâu ngày, ảnh hưởng độ bền máy ly tâm.

Hình minh hoạ. Nhiệt độ thấp có thể gây tủa một số thành phần trong mẫu

4. Những vấn đề cần ngăn ngừa:

– Ngại lắp nắp kín khí cho cốc chứa mẫu hoặc adaptor: khi ly tâm luôn sinh ra các giọt bắn và khí dung nhỏ không quan sát bằng mắt thường được. Với các mẫu sinh học, không thể dựa vào cảm quan để xác nhận tính an toàn của mẫu. Khi có khí dung, việc mở nắp sau ly tâm sẽ ngay lập tức giải phóng ra phòng làm việc. Ngoài ra, không sử dụng nắp sẽ rất nguy hiểm và khó xử lý khi gặp sự cố tràn đổ.

Hình minh hoạ. Cốc ly tâm có nắp kín khí

​​- Gia cố, chế tạo một bàn kim loại riêng cho máy ly tâm lớn: thực tế các bàn kim loại gia công không có chế độ chống rung lắc, và độ cân bằng chỉ là tương đối. Do đó giải pháp tối ưu là bệ xây chắc chắn, hoặc cả khối bàn lớn gắn xuống nền, có nhiều thanh chịu lực và thanh giằng chống rung.
– Mở ngay nắp khi có sự cố: đây là thói quen không tốt, khi chưa nhận diện được sự cố, cần ngắt nguồn điện, và đợi cho thiết bị hoàn toàn ổn định (không có tiếng kêu), rồi sau đó kiểm tra an toàn trước khi đưa ra quyết định.
– Ngoài ra nên hạn chế thói quen trùm vải, tấm nhựa che máy, đó là điều kiện để sinh vật ngoại lai ẩn nấp, và tích tụ hơi ẩm.

5. Kinh nghiệm chọn máy ly tâm:

– Máy chịu được điều kiện nhiệt đới: trong điều kiện Việt Nam, một số mùa trong năm, hơi ẩm quá mức sẽ tích tụ trên bề mặt các vi mạch điện tử, các đầu nối nguồn điện, các màn tín hiệu. Nếu thiết bị không có khả năng đề kháng lại việc này, thì chập cháy, hỏng mạch là nguyên nhân phổ biến làm thiết bị dừng hoạt động.Trong điều kiện như nói ở trên, các máy điều khiển đơn giản với nút bấm, công tắc sẽ thường ổn định hơn, do ít phụ thuộc các bảng mạch điện tử, chịu được nóng ẩm cao hơn.
– Máy đủ kín để chống chuột và côn trùng: một số tình huống chuột sẽ chui vào các thiết bị lớn do ấm và được che chắn tốt, chỉ riêng chất thải do chuột tạo ra cũng đã gây hỏng thiết bị.
– Máy phải đủ nặng: ở đây nói đến chân đế phải rộng, vững chãi, để hấp thụ phần lớn độ rung lắc. Các máy có khối lượng nhẹ thường có hiện tượng tự trôi chạy trên mặt bàn, nhất là mặt bàn thép không gỉ.

6. Kinh nghiệm thao tác:

– Xếp ống theo đối xứng 3, đối xứng ngôi sao: để tránh phải tốn thời gian tìm ống cân bằng, người làm thao tác có thể xếp cụm đối xứng 3, ví dụ 24 vị trí thì cách 7 xếp 1 sẽ được 3 ống đối xứng qua trục, nếu 5 ống thì có thể đặt 2 còn lại đối xứng thẳng hàng nhau.
– Không vội bấm ngay nút khởi động: khi có quá nhiều mẫu và khó cân bằng, sau khi xếp xong nên bấm nhẹ chế độ nhanh để kiểm tra độ rung lắc.
– Ly tâm để lọc: trong những lĩnh vực sản xuất chế phẩm sinh học, các hoạt chất sau lên men, xử lý vi sinh vật, hoặc là các sản phẩm từ thực vật, dược liệu. Việc ly tâm với tốc độ cao lại có tác dụng lọc bỏ bớt vi sinh vật, trong trường hợp nếu sử dụng màng siêu lọc từ đầu sẽ gia tăng chi phí. Sau đó việc xử lý vô trùng dịch nổi sẽ nhanh hơn với dung dịch đã tương đối ít vi sinh vật.

7. Giới thiệu một số loại máy ly tâm

TSI HÀ Nội cung cấp đầy đủ các model máy ly tâm từ cỡ nhỏ để bàn đến model ly tâm công suất lớn để sàn phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như:

7.1 Máy ly tâm túi máu để bàn Sigma 2-7

Sigma 2-7 phù hợp ly tâm ống nghiệm/ống máu có dung tích: 15ml, 100ml.
– Máy ly tâm phòng thí nghiệm Sigma 2-7 nổi bật nhờ các tính năng cải tiến. Một trong những điểm nổi bật là đèn báo LED màu xanh làm, giúp người vận hành có thể quan sát từ khoảng cách xa xem liệu quá trình ly tâm đã kết chưa. Các tính năng nổi bật khác như: lưu trữ 10 chương trình (không có thiết bị nào cùng phân khúc này có thể sánh bằng) cũng như thời gian dừng và khởi động máy ly tâm được cài đặt tùy chọn. Tính năng này được phát triển đặc biệt cho việc thao tác với các ống máu trong chẩn đoán cũng như thao tác với các ống nghiệm trong lâm sàng (IVD). Thời gian cần thiết cho máu đông có thể được cài đặt trước trên thiết bị giúp cải thiện quy trình làm việc.
– Máy ly tâm để bàn Sigma 2-7 được trang bị màn hình hiển thị rõ ràng. Bộ điều khiển Spincontrol Basic trực quan giúp cho việc nhập các thông số vận hành và chương trình làm việc đơn giản. Thời gian chạy
máy ly tâm có thể được chọn trong vài giây, và đèn LED báo thời gian hoạt động có thể dễ dàng quan sát được ở khoảng cách xa.
– Máy ly tâm Sigma 2-7 giúp tiết kiệm không gian trong phòng thí nghiệm, vận hành yên tĩnh dễ chịu, mức độ tiếng ồn thấp dưới 53 dB ở tốc độ tối đa đảm bảo môi trường làm việc yên tĩnh.

7.2 Máy ly tâm túi máu 12 vị trí Sigma 8KBS

Sigma 8KBS là máy ly tâm lạnh để sàn được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các ngân hàng máu, các cơ sở truyền máu cũng như hệ thống phòng thí nghiệm cần ly tâm công suất lớn
– Hệ thống ổ đĩa mạnh mẽ cho phép tăng tốc và giảm tốc tuyệt vời.
– Có tới 60 chương trình có thể cài đặt.
+ Đường cong gia tốc: 30 phương trình bậc nhất, 30 phương trình bậc hai, 30 người dùng khác nhau có thể cài đặt
+ Đường cong giảm tốc: 30 phương trình bậc nhất, 30 phương trình bậc hai, 30 người dùng khác nhau có thể cài đặt
– Có 02 roto văng ngang hoạt động hiệu quả, mỗi roto có thể xoay tới 6 vị trí và vô cùng linh hoạt trong cách thức vận hành.
– Bên cạnh việc sử dụng phù hợp với túi máu, máy ly tâm đa năng Sigma 8KBS còn được sử dụng để ly tâm các chai/bình với dung tích lên tới 1.500ml cho mục đích thí nghiệm lâm sàng.
– Máy được làm từ vật liệu có bề mặt nhẵn, mịn và có thể sử dụng lâu bền.
– Hoạt động yên tĩnh, êm ái với độ ồn là 54 dB (a).
– Hệ thống làm lạnh/ấm hiệu suất cao có thể được điều chỉnh chính xác trên phạm vi nhiệt độ từ -20° C đến + 40 ° C. Chức năng làm mát nhanh chóng cho phép buồng máy ly tâm và phụ kiện được làm mát ở nhiệt độ nhất định, điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc với túi máu bị ướp lạnh trước. Quá trình làm lạnh từ 20° C đến 4° C chỉ mất 16 phút, giúp tiết kiệm điện và thời gian vận hành. Ngược lại, việc làm ấm cũng diễn ra hết sức nhanh chóng, chỉ mất 11 phút cho làm ấm từ 4° C đến 20° C.
Tham khảo thêm các dòng máy ly tâm: Tại đây

Tags: No tags

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *