1639058823_bien-the-omicron

Những điều cần biết về biến chủng Omicron

Biến chủng Omicron đang là mối lo ngại lớn trên toàn thế giới hiện nay với khả năng lây lan với phạm vi rộng và tốc độ chóng mặt, Omicron là một trong những biến thể làm “chao đảo” cả thế giới thời gian vừa qua.

Ngày 26/11 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho một biến thể coronavirus mới phát hiện là “Omicron” và xếp nó vào nhóm “biến thể đáng lo ngại” (variant of concern). Đây là một biến thể có số lượng đột biến rất cao, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người và thậm chí còn có khả năng khiến người đã khỏi COVID-19 tái nhiễm biến thể này nhiều hơn hẳn so với các biến thể khác.

Những điều cần biết về biến thể Omicron

Khởi phát

Giới quan chức tại Nam Phi lần đầu tiên báo cáo Omicron (B.1.1.529) cho WHO vào ngày 24/11 vừa qua, sau khi số ca mắc phải biến thể này tăng mạnh vào nhiều tuần trước đó. Mẫu bệnh phẩm đầu tiên có chứa Omicron được phát hiện vào ngày 9/11 và cho tới hiện nay, số ca nhiễm Omicron đang gia tăng nhanh chóng tại Nam Phi. Tuy nhiên, quốc gia nào là nơi khởi phát biến thể này hiện vẫn còn là một ẩn số.

Đột biến

Omicron có hơn 30 gen đột biến trong gen mã hóa protein, trong đó có 10 đột biến nằm trong “vùng liên kết thụ thể”, khiến nó tăng khả năng thành công khi bám vào các tế bào trên cơ thể người. Bên cạnh đó, một số đột biến của biến thể này đã được phát hiện trong các biến thể trước đó, có liên quan đến khả năng lây truyền cao hơn và né tránh tốt hơn các cơ chế phòng thủ, miễn dịch của cơ thể người. WHO cho rằng: “Khả năng lây lan tiềm ẩn của Omicron ở mức độ toàn cầu là rất cao”.

Mức độ nghiêm trọng khi gây bệnh

Hiện tại, giới khoa học vẫn chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn rằng Omicron có gây ra các triệu chứng bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó hay không. Số liệu thu thập được ban đầu cho thấy rằng tỷ lệ nhập viện ở Nam Phi thực tế đang tăng. Tuy nhiên, theo WHO, xu hướng này có thể là kết quả của việc tổng số người nhiễm bệnh ngày càng tăng, không chắc chắn là ảnh hưởng của riêng biến thể Omicron này.

Hiệu quả của vaccine

Hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện hành đều hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại những protein đột biến nhất định. Vì có chứa nhiều loại đột biến khác nhau, chuyên gia lo ngại rằng các vaccine hiện hành có thể kém hiệu quả hơn trong việc nhận biết và ngăn ngừa Omicron.

Jesse Bloom – một nhà sinh học tiến hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Seattle cho biết: “Dựa trên rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các biến thể khác, chúng tôi tin rằng sẽ có những sự sụt giảm đáng kể trong quá trình tạo ra kháng thể của vaccine”. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác cũng nhấn mạnh rằng tác dụng của vaccine chỉ có thể bị sụt giảm, không thể bị biến mất hoàn toàn.

Khả năng lây truyền

Số liệu thu thập được tại Nam Phi cho thấy rằng số người có kết quả dương tính với COVID-19 có xu hướng tăng ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi Omicron. Tuy nhiên, để chắc chắn được rằng xu hướng này gây ra bởi bản thân đột biến hay bởi những yếu tố khác nữa thì còn cần một quá trình nghiên cứu cẩn trọng trong tương lai.

Nâng cao nâng lực bảo quản vắc xin Covid-19 cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

Công tác phòng, chống Covid-19 ngày càng trở nên gấp rút và cấp thiết, đặc biệt khi xuất hiện biến chủng mới Omicron. Việc triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19 đang được diễn ra trên diện rộng cho toàn thể dân trên cả nước. Theo đó, công tác bảo quản vaccine Covid-19 cũng đặc biệt cần phải chú ý.

Chiều 20/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị: CDC TP Hà Nội cần kiểm tra, rà soát lại các kho, tủ lạnh bảo quản vắc xin phòng COVID-19 để nâng cao năng lực bảo quản vắc xin cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. TP Hà Nội là địa phương đông dân, có vị trí quan trọng, do đó những chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện của Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của chiến dịch tiêm chủng này.

PGS.TS Nguyễn Thị Kiều Anh cũng thông tin thêm: hiện tại chưa có trang thiết bị để bảo quản vắc xin tại nhiệt độ âm sâu. Do đó, dung tích hiện tại chưa đủ để bảo quản vắc xin các loại từ các nhà sản xuất khác nhau với số lượng lớn khi cần thiết. Vì vậy cần trang bị thêm các tủ bảo quản vắc xin, trang bị thêm các máy phát hệ thống điện để đảm bảo bảo quản vắc xin khi vắc xin về nhiều, đa chủng loại cùng 1 thời điểm bởi hiện tại Hà Nội mới chủ yếu có khả năng bảo quản, dự trữ và vận chuyển loại vắc xin trong điều kiện bảo quản từ 2-8 độ C.

Nhằm hỗ trợ việc bảo quản lưu trữ Vaccine Covid-19 hiệu quả nhất, TSI Hà Nội phân phối tủ lạnh âm sâu KW với dải nhiệt độ âm sâu tới -90 độ C và dải thể tích rộng lên đến hơn 1500 lít, đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng.

Tủ lạnh âm sâu KW Apparecchi Scientific- Giải pháp tối ưu cho bảo quản vaccine phòng covid 19

Tủ lạnh âm sâu thương hiệu KW Apparecchi Scientific xuất xứ Italia, KW chuyên sản xuất các dòng tủ lạnh âm sâu phục vụ bảo quản lưu trữ các vật phẩm phục vụ cho nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, bệnh viện hoặc các trung tâm y tế. Thiết kế tăng thêm các tính năng bảo vệ sản phẩm thông minh, hướng tới chất lượng tốt nhất cho sản phẩm cần bảo quản.

– Tủ lạnh âm sâu KW có nhiều model với dải nhiệt độ rộng từ -40 độ đến -90 độ phục vụ bảo quản vaccine hiệu quả.
– Dải thể tích rộng, đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng, dễ dàng chọn được thể tích phù hợp.
– Hệ thống chất lượng quốc tế và xây dựng theo quy định an toàn nhãn hiệu CE châu Âu.
– Tiết kiệm năng lượng, an toàn tuyệt đối cho người dùng, thân thiện với môi trường.

TSI Hà Nội là đơn vị phân phối độc quyền tủ lạnh âm sâu thương hiệu KW tại thị trường Việt Nam.

Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội
Hotline: 024.3943.4753 – 024.3943.4752 – 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Website: https://tsivn.com.vn/
Nguồn tham khảo: vtv.vn

Tags: No tags

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *