1627530974_tiem-vacxin-covid-19

Những điều cần biết về tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam

Như chúng ta đã biết, đại dịch Covid-19 đã diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc với sự xuất hiện của một loạt những biến chủng mới mà điển hình là biến chủng Delta – một biến chủng với nhiều mối nguy hại cho nhân loại. Song song với sự phát triển của dịch bệnh là sự nỗ lực không ngừng của y tế thế giới trong việc nghiên cứu và tạo ra những loại vaccine chống lại loại virus này.

1. Các loại vaccine Covid-19 được phê duyệt tại Việt Nam

Hiện tại trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra gần 20 loại vaccine chống Covid-19 với các cơ chế hoạt động khác nhau: mRNA, protein, vector. Sau một quá trình tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng, bên cạnh việc nghiên cứu và sản xuất vaccine Nanocovax, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt 5 loại vaccine có đủ điều kiện để phòng dịch Covid-19. Cụ thể, bao gồm:
– Vaccine AstraZeneca – Ấn Độ, Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần
– Sputnik V – Liên Bang Nga, Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
– Vero Cell – Trung Quốc, Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần
– Pfizer – Hoa Kỳ, Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
– Moderna – Hoa Kỳ, Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Chi phí của các mũi tiêm là khá hợp lý. Mọi người có thể chủ động đăng ký online trên đường link sau: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal

2. Các dấu hiệu thường gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19:

Dù là tiêm loại nào thì hầu hết người tiêm sẽ gặp phải một số dấu hiệu nhất định sau:
– Đau, ngứa, đỏ, nóng tại khu vực tiêm
– Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh và có thể bị sốt
– Đau khớp, đau cơ,…

3. Các triệu chứng sau tiêm vaccine Covid-19 cần đến gặp y tế:

Ngoài những triệu chứng thông thường, người tiêm cần liên hệ ngay với cơ quan y tế nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sốc phản vệ sau:
– Cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi
– Phát ban, nổi mẩn hoặc tím tái dưới da
– Ngứa, căng cứng hoặc nghẹn vùng họng
– Đau đầu dữ dội, li bì, hôn mê,..
– Đau tức ngực, ngất,..
– Tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn,..
– Sốt cao trên 39 độ C mà thuốc hạ sốt không có tác dụng

4. Các đối tượng được tiêm vaccine Covid-19:

Đối tượng tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.Cụ thể, bao gồm 16 nhóm đối tượng sau:
– Cán bộ y tế; người tham gia công tác phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm công tác truy vết, làm việc ở khu cách ly, điều tra dịch tễ…);
– Lực lượng công an; quân đội; cán bộ ngoại giao, giáo viên, học sinh, sinh viên, cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, người cung cấp dịch vụ thiết yếu ( hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước)… ;
– Các chức sắc, chức việc các tôn giáo và các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế…
– Người trên 65 tuổi; người sinh sống ở vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách, người bán hàng ăn, buôn bán ở chợ, xây dựng, lao động tự do; người được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài…;
Tuy nhiên, đối với người trên 65 tuổi có tiền sử bệnh nền hoặc mãn tính được điều trị ổn định thì phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện.

5. Đối tượng trì hoãn tiêm chủng:

Theo Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vừa được Bộ Y tế ban hành hôm 15/7, áp dụng trên toàn quốc, người có bệnh mãn tính đang tiến triển; người đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày); người mắc bệnh cấp tính… thì thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

6. Các thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vaccine Covid-19:

– Thực phẩm nên ăn và uống:
+ Nước: Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
+ Các thực phẩm giàu vitamin A (cá, gấc, khoai lang, cà rốt,…), vitamin C (bưởi, cam, kiwi,..), vitamin E (đậu tương, giá đỗ, lúa mạch,…), vitamin D (cá, trứng, sữa,…), kẽm ( sò, hàu, tôm, cua, cá, ngũ cốc,…).
– Thực phẩm nên tránh: Rượu và chất béo bão hòa bao gồm đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ (gà rán, xúc xích, lạp xưởng,…)

Trên đây là những thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu và lưu ý để cùng nhau giữ một cơ thể thật khỏe mạnh và vượt qua đại dịch Covid-19 thật an toàn.

Nguồn tin: Bộ Y tế và Báo Sức khỏe & Đời sống

Tags: No tags

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *