Tủ đông âm sâu hay còn được gọi là tủ đông sâu tủ lạnh âm sâu, tủ âm sâu, là một trong những thiết bị thiết yếu, có mặt phổ biến trong các phòng thí nghiệm, bệnh viện, kho lưu trữ phục vụ cho nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm hay sản xuất công nghiệp. Vậy tủ đông sâu là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về tủ đông âm sâu và những lưu ý khi lựa chọn mua tủ đông âm sâu.
Tủ đông âm sâu là gì?
Về kiểu dáng thiết kế, tủ lạnh thông thường và tủ đông âm sâu cơ bản giống nhau nhưng mức độ làm lạnh khác nhau hoàn toàn. Tủ lạnh thông thường chỉ có thể làm lạnh tối đa xuống -20oC, phù hợp với nhu cầu bảo quản thực phẩm, dược phẩm hay một số loại mẫu vật yêu cầu điều kiện bảo quản lạnh không quá cao. Đối với tủ đông âm sâu có khả năng làm lạnh đến -90oC, thậm chí có thể làm lạnh sâu hơn, có thể ứng dụng để bảo quản đa dạng mẫu vật, thời gian bảo quản mẫu vật cũng lâu hơn.
Nguyên lý hoạt động của tủ cấp đông sâu
Về bản chất, nguyên lý hoạt động của tủ đông sâu và tủ lạnh thông thường hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về các thiết bị sử dụng bên trong. Muốn đạt được khả năng làm lạnh đến nhiệt độ âm sâu, tủ đông âm sâu được trang bị nhiều hệ thống lạnh hơn, chất tải lạnh và cách sử dụng cũng khác so với tủ lạnh thông thường.
Đối với tủ lạnh thông thường, hệ thống làm lạnh thường ở dạng 1 cấp và mức độ lạnh đạt tối đa chỉ đến -20oC, phù hợp để bảo quản thực phẩm và các sản phẩm, mẫu vật yêu cầu bảo quản ở mức độ lạnh vừa phải. Trong khi đó, hệ thống lạnh của tủ đông âm sâu cần có sự kết hợp giữa 2 hoặc nhiều hơn 2 hệ thống lạnh đơn thuần, gọi là làm lạnh 2 cấp hoặc 3 cấp. Mỗi cấp làm lạnh sẽ đảm nhận một nhiệm vụ làm lạnh cụ thể, cấp làm lạnh 1 tạo môi trường thuận lợi cho cấp làm lạnh thứ 2 và tương tự cấp làm lạnh 2 tạo môi trường tốt cho cấp 3 đạt được mức độ lạnh sâu như mong muốn… Số lượng hệ thống lạnh kết hợp với nhau chỉ sử dụng ở một giới hạn nhất định. Đồng thời, các thiết bị bên trong tủ đông âm sâu sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với tủ lạnh thông thường như lốc nén, gas, dàn trao đổi nhiệt, các chức năng kiểm soát, điều khiển tự động…
Phân loại tủ đông âm sâu
Tủ cấp đông sâu có thể được phân loại theo nhiều cách. Theo ứng dụng, tủ đông sâu có thể chia ra thành nhiều loại như tủ bảo quản thuốc, tủ bảo quản các vật liệu sinh học, tủ bảo quản vắc xin, tủ lưu trữ máu, tủ bảo quản thực phẩm…
Dựa vào kiểu dáng, tủ đông sâu được chia làm hai loại gồm tủ dạng đứng và tủ dạng nằm ngang. Tủ dạng đứng thường được ứng dụng rộng rãi phổ biến hơn, nó phù hợp với các mẫu vật liệu thường xuyên được sử dụng. Tủ nằm ngang thích hợp để lưu trữ bảo quản các mẫu vật liệu lâu năm.
Ngoài ra, tủ đông sâu còn được phân loại dựa theo phạm vi nhiệt độ hoạt động của tủ như tủ cấp đông sâu -30oC, tủ cấp đông sâu -40oC, tủ âm sâu -86oC, tủ cấp đông sâu -150oC… Các tủ đông âm sâu có dải nhiệt độ từ -50oC đến -40oC thường được dùng để bảo quản các mẫu sinh phẩm, vi sinh vật, huyết tương. Đối với tủ có phạm vi nhiệt độ trong khoảng -90oC đến -86oC, thường được dùng bảo quản các vật liệu sinh học lâu năm. Thiết bị có dải nhiệt độ hoạt động từ -150oC đến -140oC thường được áp dụng trong bảo quản các mẫu tế bào, tinh trùng, DNA… với thời gian bảo quản lưu trữ dài hạn.
Ứng dụng của tủ đông sâu
Tủ đông sâu có khả năng cung cấp mức độ lạnh âm sâu (hoặc rất sâu), thường không được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực dân dụng mà chủ yếu phục vụ trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghiệp, quân sự… Tủ cấp đông âm sâu được dùng để bảo quản dược phẩm, bảo quản các mẫu vật sinh học phục vụ cho việc nghiên cứu, thử nghiệm, lưu trữ máu, vắc xin, bảo quản huyết tương…
Một số mẫu vật như tế bào gốc, tinh trùng, trứng thường được bảo quản trong nitơ lỏng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng đặc thù cho một số mẫu vật nhất định và yêu cầu thời gian lưu trữ lâu năm; đồng thời, chi phí bảo quản với nitơ lỏng khá cao nên không được áp dụng rộng rãi. Đối với trường hợp các mẫu vật yêu cầu nhiệt độ bảo quản lạnh rất sâu nhưng chỉ cần lưu trữ trong thời gian không quá dài, tủ đông âm sâu sẽ là lựa chọn phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí bảo quản.
Ngoài ra, tủ đông sâu cũng được sử dụng để bảo quản thực phẩm, các sản phẩm sản xuất đòi hỏi bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu, kéo dài thời gian bảo quản lưu trữ.
Một số lưu ý khi chọn mua tủ đông sâu
Khi lựa chọn tủ đông sâu, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố để có thể chọn được loại tủ phù hợp như mục đích sử dụng (mẫu vật cần bảo quản), hiệu suất làm việc của tủ (khă năng chứa mẫu, dải nhiệt độ hoạt động), độ tin cậy, độ đồng đều và ổn định nhiệt độ khi hoạt động, khả năng phục hồi, kích thước, kiểu dáng tủ. Ngoài ra, giá thành của tủ cũng là một tố bạn nên xem xét để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế của bạn.
Hiệu suất làm việc là yếu tố bạn nên xem xét đầu tiên khi lựa chọn tủ đông sâu. Mục đích chính của việc sử dụng tủ đông âm sâu là đạt được nhiệt độ bảo quản lưu trữ mẫu như mong muốn, duy trì ổn định và đồng đều nhiệt độ đó trong suốt thời gian bảo quản. Hiệu suất càng cao càng cho thấy khả năng bảo quản, lưu trữ đáng tin cậy của tủ đông âm sâu.
Bạn cần xem xét kĩ lưỡng các thương hiệu, nhà sản xuất có uy tín, độ tin cậy cao, có đầy đủ các giấy tờ chứng minh hiệu quả làm việc của sản phẩm, mang lại sự an tâm và an toàn khi sử dụng, đảm bảo tính ổn định trong suốt quá trình tủ hoạt động.
Tủ đông sâu phải có khả năng cung cấp và duy trì nhiệt độ lạnh sâu ổn định, đồng đều từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Tủ đông âm sâu cũng phải có khả năng duy trì nhiệt độ âm sâu trong điều kiện nhiệt độ môi trường xung quanh có sự thay đổi.
Lựa chọn tủ lạnh âm sâu phù hợp với nhu cầu chứa lượng mẫu cần thiết, kích thước và kiểu dáng thích hợp với không gian đặt tủ như phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu hay kho bảo quản, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí và đảm bảo tính mỹ quan cho không gian xung quanh.
Xem thêm các dòng tủ đông sâu: Tại đây